Nga đang xem xét việc tái sử dụng tên lửa “Voevoda” cho nhiệm vụ không gian

GD&TĐ - Theo nguồn tin từ Ngành công nghiệp lên lửa và hàng không vũ trụ, sắp tới đây Nga có thể sẽ quay lại sử dụng tên lửa đạn đạo  “Voevoda” RS-20V (Được Mỹ định danh là Quỷ Sa tăng) trong việc đưa tàu vũ trụ và các thiết bị lên không gian, phục hồi Đề án “Dnepr” mà không có sự tham gia của phía Ucraina.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo đó, việc tái sử dụng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa “Voevoda” nhằm để thay thế cho tên lửa “Sarmat”.

Tổ hợp tên lửa “Voevoda” sử dụng tên lửa hạng nặng RS-20V được đưa vào nhiệm vụ chiến đấu vào cuối năm 1980. Cho đến nay thì đây vẫn đang là loại tên lửa mạnh nhất trong tất cả các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Nga. Lực lượng vũ trang Nga hiện nay vẫn còn 46 quả tên lửa RS-20V này.

Thời gian gần đây, việc nghiên cứu không gian đã sử dụng loại tên lửa đẩy “Dnepr”, loại được chế tạo cùng với phía Ucraina trên cơ sở tên lửa đạn đạo xuyên lục địa RS-20V. Từ năm 1999 đến năm 2015 đã thực hiện 22 cuộc phóng loại tên lửa này, trong đó có 21 cuộc phóng thành công.

Theo lời người đối thoại thì việc nâng cấp để thực hiện nghiên cứu không gian sẽ chỉ tập trung vào phiên bản RS-20V, chứ không phải RS-20B, loại tên lửa mà trước đây đã được sử dụng theo đề án Dnepr. Như vậy, đề án lần này sẽ không có sự tham gia của phía Ucraina, nơi mà hiện nay đang chịu trách nhiệm về hệ thống điều khiển của tên lửa.

Nguồn tin từ Ngành công nghiệp tên lửa và hàng không vũ trụ Nga cũng nhấn mạnh rằng sẽ không có việc sử dụng RS-20B cho các nhiệm vụ không gian, và loại tên lửa này hiện nay của Nga cũng chỉ cón đúng 11 quả.

Ngoài ra, vào ngày 17/5 vừa qua, Nga cũng đã xem xét phương án sử dụng tên lửa đạn đạo “Topol” để phóng các vệ tinh lên không gian. Đây là dự án đã được khởi động từ năm 2016, tuy nhiên sau đó vì một lí do nào đó thì dự án đã bị ngừng lại.

Theo Iz.ru

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa: INT.

Tản văn: Trâu và Tre

GD&TĐ - Đồng lúa tựa như một tấm thảm xanh, ngả dần về màu vàng xuộm, óng ánh dưới nắng mặt trời.