Nếu không có động cơ cạnh tranh thì sẽ ngày càng có nhiều tiến sĩ "giấy" và những NCKH giả vờ

Nếu không có động cơ cạnh tranh thì sẽ ngày càng có nhiều tiến sĩ "giấy" và những NCKH giả vờ

(GD&TĐ) - Đó quan điểm cũng như giải pháp của PGS.TS Phạm Hồng Tung - Phó trưởng Ban KHCN trường ĐH Quốc gia Hà Nội đối với việc đào tạo tiến sĩ có chất lượng tại Việt Nam
PGS.TS Phạm Hồng Tung - Phó trưởng Ban KHCN trường ĐH Quốc gia Hà Nội
PGS.TS Phạm Hồng Tung - Phó trưởng Ban KHCN trường ĐH Quốc gia Hà Nội
PGS.TS cho rằng: Một trong những biện pháp có tính chất bền vững, lâu dài là phải đặt vấn đề đào tạo cũng như nghiên cứu khoa học trong không khí cạnh tranh. Ngày nay, người ta nói nhiều đến thị trường khoa học công nghệ và thị trường chất xám. Khi nào có sự cạnh tranh sòng phẳng thì những đề tài có khám phá mới sẽ chiếm lĩnh thị trường và sẽ không có chỗ cho những tiến sĩ giấy. Nếu không có động cơ cạnh tranh, vẫn duy trì cơ chế, tư duy, văn hóa ứng xử kiểu bao cấp  thì sẽ ngày càng có nhiều tiến sĩ giấy và những nghiên cứu khoa học giả vờ. Chừng nào chưa có cái đó thì chúng ta chưa thiết lập được thị trường chất xám, thị trường khoa học công nghệ lành mạnh.

PGS.TS Phạm Hồng Tung cho rằng: Các đề tài cấp Nhà nước hiện nay đang tiến tới sự cạnh tranh sòng phẳng, lành mạnh. Tuy nhiên, ở những đề tài dưới cấp Nhà nước, cấp Bộ, nhất là giao cho các viện, các trường thì hầu như không có tính cạnh tranh. Nguyên nhân vì ai đề xuất đề tài gì, người đó sẽ làm đề cương. Cách khắc phục hiệu quả là lấy chất lượng, hiệu quả của đầu ra để tính ngược cho việc thành lập đề tài như thế nào.

N.N

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ