Trên thực tế cha mẹ có thể luyện sự tập trung não bộ của con thông qua cách chơi (sự tập trung ở não được chia thành: thị giác, lắng nghe, chạm ngửi, vị). Cho dù là thi đấu hay chơi kèm, chỉ cần phụ huynh hướng dẫn, trẻ kiên trì sẽ nhận được những hiệu quả bất ngờ.
Thông qua các trò chơi bồi dưỡng sự tập trung chú ý của trẻ, các bậc cha mẹ có thể tận hưởng được thú vui của các trò chơi gia đình đồng thời giúp con bạn nâng cao sự tập trung chú ý.
Dưới đây là một số trò chơi tập trung vào não. Những phương pháp này dễ thực hiện, không chỉ giúp rèn luyện sự chú ý mà còn giúp loại bỏ mệt mỏi, tăng cường khả năng nghe của trẻ. Các mẹ hãy thử xem nhé!
Trò chơi 1
Bật radio, từ từ điều chỉnh âm lượng xuống mức càng thấp càng tốt rồi chỉnh âm lượng cho đến khi nghe vừa phải. Âm lượng nhỏ bắt buộc bản thân người nghe phải có sự tập trung nhất.
Thời gian thực hiện cách luyện tập này tốt nhất không vượt quá 15 phút nếu không sẽ dẫn đến mệt mỏi. Có thể thực hành cách này với chuông hoặc với tiếng đồng hồ báo thức và thời điểm thực hành tốt nhất là thời gian trước khi đi ngủ.
Yêu cầu tư thế khi thực hiện cách luyện tập này là phải ngồi thoải mái hoặc nằm, lắng nghe âm thanh một cách bình tĩnh.
Lúc mới nghe sẽ cảm thấy âm thanh nhẹ và xa. Sau một thời gian luyện tập, sẽ cảm thấy âm thanh thay đổi và ngày càng gần hơn.
Khi cảm giác thấy âm thanh vượt ra khỏi phạm vi của bốn bức tường và cửa chứng tỏ khả năng tập trung đã tiến bộ rất nhiều. Đó là một điều tuyệt vời.
Trò chơi 2
Cha mẹ đọc cho trẻ nghe một bài báo mà trẻ chưa từng nghe, yêu cầu trẻ tìm hiểu nội dung mà cha mẹ yêu cầu.
Ví dụ: Vừa nghe vừa tìm tất cả các từ "của" trong đoạn văn. Cứ nghe đến từ "của" thì vỗ tay và thống kê lại khi nghe hết.
Sau luyện một thời gian, cha mẹ tăng độ khó lên. Ví dụ như tìm thành ngữ, số lượng, màu sắc… Khi mới luyện cha mẹ có thể đọc chậm sau đó tăng tốc độ đọc từ từ.
Trò chơi 3
Luyện tập domino thực sự là một bài kiểm tra xem trẻ có thể giữ được sự kiên nhẫn trong thời gian bao lâu.
Chúng ta không thể hy vọng trẻ có hứng thú với tất cả các môn học mà trẻ phải đối mặt, việc luyện đi luyện lại khiến cho trẻ có cảm giác "cũ đi". Trò chơi domino sẽ là một bài tập tuyệt vời với mục đích luyện tập trí não hay thời gian tập trung.
Bài tập 4
Lấy 3 thẻ với ba hình khác nhau từ trái qua phải: thẻ hoa, thẻ hình khối, thẻ màu sắc. Lật úp 3 thẻ lại sau đó hãy đề nghị trẻ tập trung nhìn thật kỹ, cha mẹ sẽ nhanh tay đổi vị trí của các thẻ trên mặt bàn rồi yêu cầu trẻ đoán vị trí của mấy thẻ. Nếu trẻ đoán đúng, trẻ thắng.
Khi khả năng đoán của trẻ tăng lên cha mẹ có thể tăng độ khó như số lượng thẻ, tăng tốc độ di chuyển.
Không dễ gì để trẻ tập trung chú ý cao nếu bên cạnh có người can thiệp vào.
Một trò chơi khác là để trẻ tự tiến hành các hành động như vẽ, đọc thơ, cầm bóng, đếm, đi thẳng... Cha mẹ đóng vai trò là người quấy rối để trẻ luyện tập khả năng tăng cường sự tập trung.
Ví dụ: Để trẻ đặt bóng bàn lên vợt và đi xung quanh bàn, cẩn thận để bóng không rơi ra khỏi vợt. Bố mẹ đi bên cạnh quậy phá nhưng không chạm vào cơ thể trẻ. Bố mẹ có thể hét "rơi" "ngã"... Trẻ phải chống lại sự can thiệp, giữ bình tĩnh và tập trung hoàn thành trò chơi. Trò chơi này rất hiệu quả để cải thiện sự chú ý.
Cần phải lưu ý trước khi chơi các trò chơi này là phải chắc chắn trẻ có mức độ tập trung nhất định. Bởi vì trò chơi có độ khó, trẻ chơi mãi không thành công dễ làm tổn thương đến sự tự tin.
Trò chơi 5
Cha mẹ đưa ra một khẩu lệnh, trẻ nghe yêu cầu của cha mẹ nhưng lại hành động ngược lại.
Ví dụ cha mẹ yêu cầu "tiến lên một bước" thì trẻ phải "lùi lại một bước"; "rẽ trái" thì trẻ "rẽ phải". Cha mẹ và trẻ có thể lần lượt thay đổi vị trí người đưa ra yêu cầu.
Trò chơi 6
Cha mẹ có thể tùy ý viết ra một dãy số thật dài rồi yêu cầu trẻ tìm số theo yêu cầu và khoanh tròn lại.Ví dụ: Khoanh tròn tất cả các số 7
359156936982452365023665253622602369500 907472002582058205820581242563514252123......
Cũng có thể cho trẻ khoanh tròn từ trong một đoạn văn được chỉ định. Ví dụ khoanh tròn từ có, của, được...
Trò chơi 7
Nhìn kỹ một bức tranh, sau đó nhắm mắt lại và nói về bức tranh một cách chi tiết nhất có thể.
Ví dụ: Sau khi nhớ lại hãy nói về các nhân vật trong bức tranh, quần áo, bàn ghế, đồ vật... Nói xong mở mắt ra nhìn lại bức tranh nếu chưa nói được chi tiết nhất thì có thể nhìn thêm một lúc và nhắm mắt nhớ lại một lần nữa.
Phương pháp này không chỉ cải thiện sự tập trung mà còn giúp cải thiện trí nhớ nhanh.
Trò chơi 8
Chuẩn bị một tờ giấy trắng hoàn thành dãy số từ 1-300 trong vòng 7 phút. Khi viết phải chú ý lấy thời gian làm chủ. Càng đến những số cuối tốc độ càng chậm.
Thông thường khi viết đến 199 mỗi số viết ít hơn một giây và ba chữ số tiếp theo mỗi số viết trong hơn 1 giây, thêm nữa khi xuống dòng cũng phải mất thời gian. Yêu cầu trẻ phải viết 300 số trong vòng 420 giây.
Yêu cầu của trắc nghiệm này:
- Chữ số phải nhìn rõ ràng, không viết quá nguệch ngoạc.
- Khi viết sai không được sửa, không đánh dấu ",,".
- Hết thời gian quy định, dù không viết xong vẫn phải dừng lại.
Thông qua các cách rèn luyện trí não kích thích khả năng to lớn của não phải, cho phép não trái và não phải phát triển cân bằng sẽ mở ra cánh cửa trí tuệ, cải thiện trí thông minh và tinh thần thoải mái của trẻ.