Kiến ba khoang xuất hiện nhiều vào đầu mùa mưa (thời điểm cuối tháng 9, đầu tháng 10), loài kiến này rất thích ánh sáng đèn ban đêm, sau những cơn mưa, nước ngập không còn nơi cư trú, chúng bay vào trong nhà theo ánh đèn, đậu vào khăn mặt, quần áo, giường chiếu chăn màn.
Trong cơ thể của kiến ba khoang có chứa pederin, có độc tính gấp 12-15 lần nọc rắn hổ mang nhưng với lượng tiếp xúc nhỏ và chủ yếu ngoài da nên không đủ để gây chết người như nọc rắn.
Nếu chỗ da bị viêm chuyển sang tổn thương loét, cần đắp gạc sạch, ướt, mát, vô trùng; có thể xoa thêm dung dịch calamin totion hay kem xoa corticoides ở vết loét. Khi có bội nhiễm với các bọng nước dưới da, có thể dùng phối hợp với kháng sinh.
Sau đó, có thể sử dụng thang thuốc điều trị kiến ba khoang đốt như sau: Milian: 1 lọ, bôi ngày 2 lần; Hồ nước: 1 lọ, bôi ngày 2 lần; Fobancort: 1 tuýp, bôi ngày 4 lần; Clarytine 10mg: 5 viên, ngày 1 viên.
Trường hợp không có Milian có thể thay bằng dung dịch Castellani, Betadine.
Theo bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng, kiến ba khoang có chứa pederin, có độc tính gấp 12-15 lần nọc rắn hổ mang. Ảnh Internet.
Bác sĩ Dũng cũng khuyến cáo, nếu nhìn thấy kiến ba khoang bám trên người, hay quần áo, đồ đạc trong nhà, người dân tuyệt đối không nên dùng tay đập hoặc chà xát chúng, nên thổi chúng ra xa, hoặc để một tờ giấy vào cho nó bò lên và lấy nó ra khỏi người. Sau đó rửa sạch vùng da đã tiếp xúc với loài côn trùng này.
Để hạn chế kiến ba khoang, người dân nên đóng cửa, kéo rèm và hạn chế bật đèn, không nên dùng đèn neon, đèn led… Trẻ em chơi buổi tối nên tránh xa chỗ có nhiều ánh sáng đèn điện.
Mặc quần áo dài tay khi đi ra ngoài nhà, nhất là ở những vùng gần đồng ruộng, khu dân cư nhiều ánh đèn, gần công trình đang xây dựng. Vệ sinh môi trường, phát quang bụi rậm, cây cỏ xung quanh nhà, vì đây là nơi trú ẩn tốt cho loài côn trùng này.