Nên soạn thảo lại dự án Luật Bảo vệ người tiêu dùng?

Nên soạn thảo lại dự án Luật Bảo vệ người tiêu dùng?
Nên soạn thảo lại dự án Luật Bảo vệ người tiêu dùng? ảnh 1
Một số đại biểu Quốc hội cho rằng, các quy định trong dự thảo Luật về tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng còn chung chung, chưa rõ ràng (ảnh: gdtd.vn).

Dự thảo Luật quy định, các biện pháp giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh bao gồm: thương lượng, hòa giải, trọng tài và giải quyết khiếu nại bằng biện pháp hành chính. Nhiều đại biểu chưa đồng tình với quy định giải quyết khiếu nại bằng biện pháp hành chính.

Tại tổ thảo luận Hà Nội, nhiều đại biểu cho rằng dự án Luật Bảo vệ người tiêu dung thuộc loại dự án luật được soạn thảo vào loại “sơ sài” nhất từ trước tới nay. Đại biểu Quốc hội Nguyễn Đức Chi (đoàn Hà Nội cho rằng), có những điều trong dự án Luật này còn cấm người bán hàng tiếp xúc với người tiêu dùng trước 6 giờ và 22 giờ. “Chả nhẽ những nông dân ở xa khi mang hàng về Hà Nội không thể bán hang sớm hay sao? Hay người dân không thể đi ăn phở sáng trước 6 giờ? Điều này là quá vô lý. Dự án Luật này khó có thể đi vào cuộc sống” – đại biểu Quốc hội Nguyễn Đức Chi nhấn mạnh.

Đại biểu Quốc hội Ngô Minh Hồng (đoàn TP. HCM), đại biểu Huỳnh Ngọc Đáng (đoàn Bình Dương) cho rằng, tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh là vụ việc dân sự, không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan hành chính. Ràng buộc cơ quan hành chính giải quyết các khiếu nại không phải do mình gây ra thì có hợp lý hay không? Vì vậy, không nên quy định phương thức giải quyết khiếu nại bằng biện pháp hành chính. Trong trường hợp người tiêu dùng không đồng ý với quyết định của cơ quan hành chính thì có thể khởi kiện ra tòa án, như vậy cơ quan hành chính vô tình cũng bị kéo vào.

Một số đại biểu Quốc hội cho rằng, các quy định trong dự thảo Luật về tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng còn chung chung, chưa rõ ràng. Cần có những quy định cụ thể, đầy đủ hơn về quyền hạn, nghĩa vụ của tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để tương xứng với mục đích hoạt động và vai trò đại diện cho người tiêu dùng của tổ chức này. Quy định như dự thảo luật là chưa khẳng định được địa vị pháp lý của tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Do đó, khó có thể bảo đảm tiếng nói, vai trò của tổ chức này trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Đại biểu Củng Thị Mẩy (đoàn Hà Giang) đề nghị, cần làm rõ các cơ chế để bảo đảm cho tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thực hiện đúng và phát huy vai trò của mình. Tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có phải là tổ chức từ Trung ương xuống địa phương hay không, được thành lập ở cấp nào… đều cần được dự thảo Luật quy định rõ.

Quang Anh 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa: Vietpink

Truyện ngắn: Mở trái tim yêu

GD&TĐ - Hạnh phúc của người đàn bà chính là có người đàn ông để nương tựa, nhưng Hiền thấy, đàn ông chỉ đem đến sự khổ đau...