Lý do, làm như vậy sẽ không lạc hướng trong quá trình làm bài. Thứ nữa, các thầy cô chấm thi, đều dựa trên một đáp án, trong đó đều có các luận điểm cụ thể.
Lập một đề cương hay dàn ý trước khi làm bài, cũng là cách xác định rõ các ý trong quá trình viết.
Do vậy, trước khi đặt bút viết chính thức nên dàn trước những ý cơ bản, chi tiết hay sơ lược là do khả năng chủ động của mình.
Trả lời câu hỏi những điểm gì cần chú ý khi phân tích một tác phẩm? Thầy Hinh cho rằng, phải căn cứ cụ thể vào câu hỏi đề thi.
Bởi lẽ có thể câu hỏi đề thi chỉ yêu cầu phân tích một đoạn thơ, hay một đặc điểm gì đó của nhân vật, hoặc nữa, một chủ đề khái quát gì đó của tác phẩm, phải căn cứ vào câu hỏi cụ thể đó thì mới biết nên viết thế nào.
Còn để trả lời cho câu hỏi chung và khái quát như trên, thì với văn xuôi, phải chú ý nhiều hơn đến chủ đề tác phẩm, nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, tính cách nhân vật trong tác phẩm…Trong khi đó, nếu phân tích thơ, thì cần chú ý nhiều hơn đến cấu tứ, hình ảnh, thể thơ, vần điệu…
Tóm lại, phân tích một tác phẩm văn học, nghĩa là phải làm rõ được ý đồ của tác giả, nội dung và hình thức của tác phẩm, cái hay, cái đẹp của tác phẩm…
Nhiều thí sinh lo lắng về việc chấm bài thi môn Văn, thầy Hinh cho biết: Trên nguyên tắc, một bài thi ít nhất có tới hai người chấm. Hai người chấm hoàn toàn độc lập.
“Trong lịch sử chấm thi, thầy cũng từng được chứng kiến có hiện tượng hai thầy chấm đầu lệch nhau khá nhiều điểm. Trong trường hợp đó, thầy nghĩ, chắc chắn một trong hai người chấm đó phải sai, hoặc nữa cả hai đều sai, một theo hướng tăng cao, một theo hướng hạ thấp” – thầy Hinh cho biết.
Thế nhưng, theo quy chế, khi đó hội đồng chấm thi sẽ có người thứ ba cùng tham gia chấm. Trong trường hợp hai người chấm đầu không đồng ý với điểm của người chấm thứ ba, thì trưởng môn đứng ra đọc lại bài và quyết định cuối cùng.
Nhĩa là dù thế nào, việc chấm thi vẫn đảm bảo được khách quan.
Tuy nhiên, để tránh sai sót có thể xảy ra, thầy Hinh khuyên bài làm phải có luận điểm, mỗi luận điểm nên xuống dòng. Như thế sẽ giúp người chấm dễ nhận ra hơn.
Còn phần sáng tạo ngoài đáp án, nếu sáng tạo ý thì khó xảy ra bởi đáp án đã làm đầy đủ và người chấm phải chấm theo đáp án. Còn sáng tạo trong cách trả lời thì sẽ tạo thiện cảm cho người chấm nhiều hơn - Thầy Hinh cho biết.