Nên đậy hay mở vung nồi khi nấu ăn?

GD&TĐ - Bài viết này giải thích lý do tại sao bạn nên đậy hoặc mở vung nồi khi nấu từng loại món ăn.

Đậy vung có thể tăng tốc độ nấu ăn. (Ảnh: ITN).
Đậy vung có thể tăng tốc độ nấu ăn. (Ảnh: ITN).

Trường hợp nên đậy vung nồi

Lợi ích đầu tiên của việc đậy vung khi nấu ăn là giữ lại toàn bộ độ ẩm có nguy cơ mất đi từ nguyên liệu trong nồi khi nấu trong môi trường ẩm ướt, do đó nguyên liệu ít bị khô hơn.

Thứ hai, đậy vung có thể tăng tốc độ nấu ăn. Vì không khí ẩm dẫn nhiệt tốt hơn không khí khô (chẳng hạn như trong nồi nướng). Nhưng điều bất tiện khi nấu có vung là thức ăn bị “ướt” nên khó tạo màu.

Nấu ăn không đậy vung nồi

Khi không đậy vung nồi, súp sẽ bay hơi nhanh và lượng nước trong thức ăn bị thoát ra ngoài.

Tuy nhiên, những miếng thịt lớn thường phải đặc biệt chú ý vì bên ngoài trông có vẻ chín và khô nhanh trong khi bên trong có thể vẫn sống.

Để khắc phục vấn đề này, bạn không nên nấu ở nhiệt độ quá cao.

Lý do bạn nên bọc phi lê cá trong giấy nhôm

Giấy nhôm có tác dụng giống như một chiếc nồi hầm kín, giúp phi lê chín trong môi trường cực ẩm. Thịt cá vì thế mà không bị khô; chúng ta cũng có thể cho thêm gia vị, rau củ cắt miếng thật nhỏ, một ít dầu ô liu... Khi không cần tạo màu, cách nấu bọc trong giấy nhôm cũng rất phù hợp để nấu cá nguyên con.

Xào rau không nên đậy kín

Ưu điểm của việc xào rau là chúng chín nhanh bên trong và đồng thời bắt đầu có màu bên ngoài. Và để những loại rau này giữ được độ giòn, nhất định phải chiên nhanh trên lửa lớn, đảm bảo hơi ẩm trên bề mặt bay hơi hết.

Nếu bạn nướng rau trong lò, trong giai đoạn đầu, bạn nên bọc chúng bằng giấy nhôm để hơi nóng thấm sâu vào rau và giúp rau không bị khô.

Khi quá trình nướng đã tiến triển hơn, nên loại bỏ giấy nhôm để hơi nước thoát ra ngoài và để rau có màu bắt lửa khi lấy ra khỏi lò.

Lý do bạn nên mở vung nồi khi nấu một số loại thịt

Thịt bê bít tết cỡ lớn cần được nấu ở lửa nhỏ để tránh bị khô. Vì vậy, giới chuyên gia khuyên bạn nên bắt đầu bằng cách nướng từng mặt của miếng thịt bê cho đến khi chín vàng, để thịt dậy mùi, sau đó giảm nhiệt xuống thấp và đậy nắp lại, để nhiệt từ từ thẩm thấu vào bên trong miếng thịt mà vẫn giữ được độ ẩm.

Cách này giúp bạn làm chín miếng thịt mà không bị khô như gỗ.

Đậy vung nồi khi nướng gà

Đối với món gà nướng, để thịt chín vàng đẹp mắt, hãy đậy vung nồi lại cho hơi ẩm được giữ nguyên bên trong, tránh bị khô thịt.

Chú ý, ở công đoạn nấu cuối cùng, bạn nên mở vung nồi, vặn lửa lớn và chiên phần bên ngoài miếng thịt cho đến khi khô và giòn để tạo thành món thịt nướng thơm ngon.

Mở vung nồi khi hầm đậu

Khi hầm các loại rau như đậu, đậu xanh, bạn không nên đậy vung nồi. Đậu có chứa xyanua, chất này sẽ bay hơi từ đậu sau khi nấu ở nhiệt độ cao. Nếu đậy nắp nồi, hydro xyanua và nitrit không thể bay hơi kịp thời, dễ gây ngộ độc thực phẩm.

Lý do bạn nên đậy vung nồi khi nấu, luộc rau xanh

3. Cach tot nhat de rau giu duoc.jpg
Cách tốt nhất để rau giữ được nhiều chất dinh dưỡng là hấp. (Ảnh: ITN).

Vì các loại vitamin không chịu được nhiệt độ cao và sẽ bị phân hủy ở nhiệt độ cao nên để duy trì dinh dưỡng của rau xanh, tốt nhất bạn không nên đậy vung nồi trong quá trình nấu.

Thực tế, luộc rau hay nấu canh đều không nên mở vung nồi. Nếu sợ rau vàng, bạn có thể áp dụng cách sau:

Đợi nước sôi mới cho rau vào, đảo một lần rồi đậy vung. Khi nồi rau sôi tiếp thì mở vung, đảo lật ngược lần nữa rồi đậy vung lại.

Tùy từng loại rau mà căn chỉnh thời gian, chỉ nên luộc chín tới rồi tắt bếp, càng luộc rau lâu thì vitamin càng bị hao hụt nhiều.

Cách tốt nhất để rau giữ được nhiều chất dinh dưỡng là hấp. Tuy nhiên, cách này lại có điểm hạn chế là không có nước luộc rau nên ít được áp dụng.

Theo news.readmoo.com

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Quy về thang điểm chung

GD&TĐ - Việc quy về một thang điểm chung là hoàn toàn khả thi; nếu khó cũng nên làm vì lợi ích chung của cả hệ thống...