Nên có chỉnh sửa thêm quy định về học phí trong dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi)

GD&TĐ -  Góp ý về quy định học phí trong dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi), Hiệp hội các trường ĐHCĐ Việt Nam đồng ý có chỉnh sửa thêm. 

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

Khi sửa cần lưu ý: Thứ nhất, Điều 97 dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) quy định trẻ em mầm non 5 tuổi ở trường công lập không phải đóng học phí. Việc quy định cứng “trẻ em 5 tuổi” có thể gây phiền hà khi có trẻ là đối tượng trên nhưng không khớp tuổi quy định.

Thứ hai, Điều 97 dự thảo quy định “trẻ em mầm non 5 tuổi ở cơ sở giáo dục dân lập, tư thục; học sinh tiểu học, THCS trường tư thục được nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí cho cơ sở giáo dục dân lập, tư thục” và giao cho HĐND cấp tỉnh tự định đoạt.

Thế nhưng ở khoản 2 quy định việc trên chỉ thực hiện trên cơ sở khả năng cân đối ngân sách nhà nước. Trước mắt ưu tiên thực hiện ở vùng miền núi, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.

Theo Hiệp hội, quy định trên chỉ có thể áp dụng cho đối tượng ưu tiên. Do đó nếu có quy định thì chỉ nên đưa vào chính sách khuyến khích xã hội hóa ở địa bàn khó khăn.

Thứ ba, đề nghị nhấn mạnh cơ chế tính học phí bằng cách có một khoản ở Điều 97, viết rõ học phí là bù đắp chi phí dịch vụ đào tạo. Hiệp hội đề xuất, chỉnh sửa đoạn cuối Điều 97 thành Khoản 5 về Nguyên tắc xây dựng mức thu học phí ở các trường dân lập, tư thục với nội dung:

“Cơ sở giáo dục dân lập, tư thục được quyền chủ động xây dựng mức thu học phí và các dịch vụ khác bảo đảm bù đắp chi phí dịch vụ đào tạo và có tích lũy hợp lý.

Thực hiện công khai chi phí đào tạo và mức thu theo cam kết trong đề án thành lập trường, công khai cho từng khóa học, cấp học, từng năm học theo quy định”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Nền tảng cho giai đoạn phát triển mới

GD&TĐ - Năm 2025 là năm về đích của kế hoạch phát triển KTXH giai đoạn 2021 - 2025 nên mục tiêu về tốc độ tăng trưởng được Chính phủ đặt ra khá cao.