Chuyên gia tâm lý chia sẻ trên trang Allprodad: “Cuối tuần trước, tôi và vợ đã dự đám cưới. Trên đường lái xe đến đó, vợ tôi và tôi đã thảo luận về một số đám cưới khác mà chúng tôi đã tham dự. Chúng tôi cứ băn khoăn mãi. Trong mỗi đám cưới đó, cô dâu và chú rể tỏ ra rất yêu nhau. Họ thậm chí đã trải qua bao sóng gió mới có được đám cưới ấy. Họ hạnh phúc hân hoan như chưa từng được sống. Họ thề non hẹn bể, họ trao nhau ánh mắt nồng say.
Tuy nhiên, thật không may, sau một thời gian họ kết thúc bằng ly hôn. Vì đâu mà mọi thứ đã diễn ra không như ý muốn và cuộc hôn nhân của họ đã kết thúc trong buồn tẻ. Đôi khi, chính những hành động của chúng ta lại làm hỏng các mối quan hệ hôn nhân. Có những điều né tránh động chạm vì ngại hoặc lo sợ điều gì đó, chúng sẽ giết chết cuộc hôn nhân của mình”.
Vậy điều gì giết chết hôn nhân?
Không nên né tránh giải quyết xung đột
Xung đột sẽ xảy ra trong mọi cuộc hôn nhân. Nó là không thể tránh khỏi. Nhưng nếu bạn tránh giải quyết nó, bạn sẽ đặt cuộc hôn nhân của mình vào vòng nguy hiểm. Một yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả của cuộc hôn nhân là liệu cặp đôi giải quyết xung đột theo cách lành mạnh hay không lành mạnh.
Những cách lành mạnh để xử lý xung đột
Đầu tiên, hai vợ chồng cần lắng nghe nhau — thực sự lắng nghe nhau. Hãy nghĩ về điểm mà đối phương đang cố gắng đưa ra thay vì phản bác. Khi đó, hai vợ chồng cần tập trung giải quyết vấn đề.
Thông thường, việc xác định ai đúng ai sai luôn chiếm quá nhiều thời gian của hai vợ chồng. Chỉ cần bỏ qua bước đó và tập trung vào việc tìm ra giải pháp cho vấn đề.
Trong suốt quá trình giải quyết xung đột, điều quan trọng là cả hai phải tôn trọng quan điểm của đối phương. Có thể có ý kiến khác nhau, nhưng chúng ta phải tôn trọng mặt khác của lập luận.
Những cách xử lý xung đột không nên áp dụng
Các cặp đôi thường bỏ qua xung đột hoặc phủ nhận rằng một vấn đề không thực sự quan trọng. Điều này cho phép xung đột trở nên tồi tệ hơn. Giảm thiểu mối quan tâm hoặc hạ thấp tầm quan trọng của một vấn đề có thể dẫn đến cảm giác tổn thương và oán giận ở người kia.
Một số cặp vợ chồng làm ngược lại và phóng đại các vấn đề. Người này xem đó là vấn đề nhỏ mà có thể giải quyết dễ dàng trong khi người kia lại xem nó như một vấn đề lớn.
Yếu tố thứ ba là cho phép các cuộc tranh cãi bằng lời nói trở nên tồi tệ hơn. Khi các cặp đôi dùng đến cách gọi tên và kể ra những vấn đề nhạy cảm trong quá khứ, mối quan hệ sẽ đi vào con đường sai lầm.
Không nên né tránh cùng nhau trải nghiệm tất cả những cảm xúc
Hai vợ chồng phải cùng nhau chia sẻ cảm xúc trong những khoảnh khắc tình cảm xảy ra. Ví dụ như cảm xúc hân hoan khi con cái chào đời, cảm xúc đau đớn lo lắng khi nhiều vấn đề khác xảy ra trong gia đình như công việc mới cho đến nỗi đau đớn của những cái chết bất ngờ trong gia đình.
Chúng ta phải cùng nhau trải qua mọi chuyện với nhau, nương tựa vào nhau. Những trải nghiệm đầy cảm xúc này là chìa khóa để phát triển mối quan hệ thân thiết trong vợ chồng. Chúng ta đừng né tránh chia sẻ mọi cảm xúc với đối tác của mình.
Đôi khi, chúng ta chia sẻ những khoảnh khắc như thế này với người khác thay vì với vợ/chồng của mình. Thậm chí chúng ta có thể ăn mừng những khoảnh khắc như được thăng chức với đồng nghiệp hoặc bạn bè. Song lại bỏ qua cảm xúc của vợ/chồng mình.
Bạn bè có thể là nguồn hỗ trợ và động viên tuyệt vời. Nhưng chúng ta cũng phải bao gồm cả vợ/chồng của chúng ta. Khi bạn chia sẻ những khoảnh khắc xúc động nhất của mình với bạn đời, bạn để cho họ thấy, rằng cô ấy/anh ấy là người quan trọng nhất trong cuộc đời bạn, cho dù thời điểm đó là tốt hay xấu.
Điều này có thể rất hấp dẫn, đặc biệt là trong thời gian buồn. Bạn có thể cảm thấy tội lỗi, xấu hổ hoặc sự chia sẻ có vẻ quá đau đớn. Nhưng cũng cần tin tưởng vợ/chồng của mình và chấp nhận sự ủng hộ yêu thương của họ. Sự hỗ trợ của họ sẽ giúp ta vượt qua thời kỳ khó khăn.