"Né" tiền nâng cấp, Nga "chịu chơi" tháo dỡ tàu ngầm
Theo dõi báo trên
Theo ước tính, Nga sẽ tốn khoảng 2,2 triệu USD cho dự án tháo dỡ các tàu ngầm hạt nhân lỗi thời với mục tiêu mở rộng và hiện đại hóa lực lượng hải quân nước này.
Năm 2009, Hải quân Nga đã vận chuyển tàu ngầm lớp Victor III tới thành phố cảng Vladivostok, gần bán đảo Triều Tiên, để tháo dỡ thành từng mảnh.
Với chiều dài 107 m, tàu ngầm lớp Victor III có kích thước lớn hơn một sân bóng đá. Victor-III là biến thể hiện đại hóa từ tàu ngầm tấn công hạt nhân Đề án 671.
Tàu ngầm nổi bật bởi chiếc phao định vị thủy âm hình giọt nước nằm phía trên cánh lái ở cuối đuôi tàu. Lớp tàu ngầm này được áp dụng nhiều công nghệ mới giúp nó hoạt động êm hơn so với các lớp tàu trước đó và được đánh giá tương đương với tàu ngầm lớp Sturgeon của Mỹ.
Tuy nhiên, do tính lỗi thời và quá tốn kém để có thể hiện đại hóa, Hải quân Nga đã quyết định dỡ bỏ "người khổng lồ" này. Nhà máy Zvezda hoặc nhà máy Star ở phía đông Vladivostok là nơi diễn ra quy trình tháo dỡ các tàu ngầm hạt nhân cũ kỹ của Nga.
Khi lên cạn, tàu ngầm chỉ còn là một đống rỉ sắt.
Các công nhân đang thực hiện quy trình tháo dỡ. Xe cẩu cũng được triển khai để thực hiện quá trình này.
Dự án tháo dỡ các tàu ngầm hạt nhân lỗi thời của Nga mất khá nhiều thời gian và sẽ tiêu tốn số tiền không nhỏ - khoảng 2,2 triệu USD.
Trước đó, cuối năm 2013, Hải quân Nga đã rút hai tàu ngầm trang bị tên lửa đạn đạo lớp Typhoon là Severstal và Arkhangelsk khỏi danh sách tàu ngầm trong biên chế để tiến hành tháo dỡ thành từng mảnh.
GD&TĐ - Dù điều kiện học tập có phần hạn chế nhưng, Dương Đình Thanh người dân tộc Tày vẫn sở hữu điểm số ba môn Toán, Vật lí và tiếng Anh vô cùng ấn tượng.
GD&TĐ - Những năm gần đây, các “địa chỉ đỏ” trở thành nơi học tập, tham quan, điểm đến không thể thiếu trong chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh.
GD&TĐ - Quân đội Anh lần đầu tiên thực hiện việc diệt mục tiêu bằng hệ thống vũ khí laser năng lượng cao (HELWS), gắn trên khung gầm một chiếc xe bọc thép.