Cơ chế làm chín thức ăn bằng lò vi sóng là sinh nhiệt từ bên trong khối thực phẩm và làm nóng thực phẩm từ trong ra ngoài khiến cho khối thực phẩm chín đều.
Sóng cao tần do lò vi sóng phát ra tác động vào các tế bào thực phẩm sẽ làm ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng thực phẩm và đôi khi thực phẩm còn có nguy cơ nhiễm sóng.
Lý do được đưa ra là các bức xạ từ lò vi sóng có thể tạo ra các thành phần gây nguy hiểm cho thức ăn. Nó có thể gây nhiều tác hại, bao gồm cả sự thoái hóa hệ thống miễn dịch, tạo ra các tác nhân gây ung thư và phóng xạ vào môi trường.
- Hâm nóng thức ăn nhiều lần bằng lò vi sóng cũng như nấu chín thực phẩm đều làm giảm một lượng chất dinh dưỡng đáng kể.
- Nấu thức ăn trong lò vi sóng có thể làm mất đi một lượng nước đáng kể của các loại thực phẩm. Thực phẩm có hàm lượng nước thấp sẽ dễ bị khô trong khi nấu.
- Những loại thực phẩm như thịt, trứng và pho mát sẽ bị cứng hơn khi nấu trong lò vi sóng. Ngoài ra, đa số các thực phẩm khác sẽ có khả năng bị nấu chín quá.
- Nấu ăn bằng lò vi sóng nhiều khi thức ăn sẽ không có được kiểu dáng và màu sắc như bạn mong muốn.
- Luôn kiểm soát thời gian nấu thức ăn trong lò vi sóng để đảm bảo chúng không bị nấu chín quá.
- Nên dùng đồ đựng thực phẩm an toàn trong lò vi sóng như dụng cụ bằng thủy tinh, đồ sứ, đồ gốm…
- Không bật lò vi sóng trong phòng có điều hòa nhiệt độ, không đặt gần các đồ điện khác để không ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của các đồ điện này.
- Thường xuyên điều chỉnh nhiệt độ và dịch chuyển khay thức ăn trong lò để các loại thực phẩm chín đều.
- Không nên quay, rán thức ăn trong lò vi sóng. Vì ở nhiệt độ cao, dầu mỡ bị bắn ra ngoài, dễ gây ra lửa. Trường hợp không may xảy ra cháy trong lò, tuyệt đối không mở cửa lò vi sóng, mà phải ngắt nguồn điện trước, sau đó mới mở cửa.
- Không được dùng các hộp làm bằng chất dẻo đựng thực phẩm bán sẵn, đặc biệt là các hộp nhựa vì chúng sẽ dễ bị tan chảy và tạo ra các chất gây ung thư lẫn vào thức ăn gây nguy hại cho sức khỏe của bạn.