Ông Sergei Mironov - Phó Giáo sư Khoa Quốc tế và An ninh Quốc gia, Học viện Ngoại giao, Bộ Ngoại giao Nga nhận định Liên minh Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mỹ đứng đầu đang xem xét khả năng tiến hành một cuộc tấn công quy mô lớn nhằm vào Nga bằng cách sử dụng vũ khí hạt nhân và huy động tới 20 - 30 nghìn tên lửa hành trình.
Trong đó tên lửa hành trình có thể được đặt trên các chiến hạm nằm trong lãnh hải châu Âu, điều này liên quan đến việc Washington đang tìm cách mở rộng số lượng các quốc gia thành viên NATO để tăng diện tích vùng biển do mình kiểm soát.
“Khái niệm về một cuộc tấn công toàn cầu đã được phát triển, theo như tôi nhớ, khoảng 10 năm trước, người Mỹ đã đưa ra ý tưởng dựa vào tên lửa hành trình".
"Tôi có thể nói khái niệm này dựa trên cái gì. Đầu tiên là thành phần hàng hải. Tại sao bây giờ họ cần Phần Lan và Thụy Điển trong NATO"?
"Rõ ràng họ muốn lợi dụng vùng nước, lãnh hải của các quốc gia này để đưa tàu trang bị tên lửa hành trình đến đó. Và chúng có thể tấn công cùng lúc với 20 đến 30 nghìn tên lửa hành trình”, ông Mironov nói.
Tên lửa hành trình không đối đất Scalp-EG (Storm Shadow) do châu Âu chế tạo. |
Theo Phó Giáo sư Mironov, mặc dù Nga có các hệ thống phòng không hiện đại, nhưng chắc chắn không thể đẩy lùi một đòn tấn công lớn như vậy.
Vị chuyên gia quân sự: “Ngay cả khi sở hữu những hệ thống phòng thủ tên lửa chất lượng cao, đơn giản là chúng ta sẽ không thể đẩy lùi hoàn toàn cuộc tấn công như vậy”.
Hiện tại, cuộc tấn công như đã đề cập chỉ là một phần của khái niệm do NATO phát triển, vì cả Hoa Kỳ và Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương nói chung đều không sở hữu một số lượng lớn tàu chiến có khả năng phóng tên lửa.
Bên cạnh đó, đơn giản là NATO không có số lượng tên lửa hành trình lớn như vậy vì theo một số ước tính, Mỹ chỉ có khoảng 10 - 12 nghìn quả Tomahawk trong thành phần tác chiến. Nhưng đừng quên Washington và NATO còn được trang bị rất nhiều tên lửa hành trình không đối đất như Scalp-EG hay AGM-158 JASSM...