NATO tiếp tục đối diện nguy cơ tan rã từ bên trong?

GD&TĐ - Mặc dù có những thành viên mới gia nhập, nhưng NATO lại đang đối diện mâu thuẫn lớn giữa các quốc gia cũ.

NATO tiếp tục đối diện nguy cơ tan rã từ bên trong?

Mô hình Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương không còn tỏ ra phù hợp nữa.

Giới quan sát đi đến kết luận này khi đánh giá vai trò hiện tại của Thổ Nhĩ Kỳ, Hungary và Slovakia trong NATO.

Những quốc gia trên không chỉ nhiệt tình bảo vệ lợi ích của họ mà còn thường xuyên xảy ra xung đột với lãnh đạo khối quân sự là Mỹ, thậm chí đến mức căng thẳng.

Washington ngày càng gặp khó khăn trong việc giữ Ankara, Budapest và Bratislava phù hợp với chính sách chống Nga của NATO.

Tuy nhiên những quốc gia trên cho rằng tổ chức quân sự này đã thổi phồng các mối nguy cơ từ Moskva.

Bên cạnh đó, nhiều thành viên khác trong khối đang ngày càng nghĩ đến việc thay đổi đường hướng chính sách.

Trên thực tế, sự hỗ trợ đáng tin cậy duy nhất cho Mỹ trong NATO hiện nay là Ba Lan và các nước vùng Baltic.

NATO đang thiếu thống nhất trong một số vấn đề khu vực.

NATO đang thiếu thống nhất trong một số vấn đề khu vực.

Các chuyên gia người Nga lưu ý rằng hiện nay thế giới lại rơi vào tình trạng các cường quốc cạnh tranh với nhau, chủ yếu là về kinh tế.

Vấn đề ở đây chỉ là đối với Hoa Kỳ, sự thống trị về quân sự - chính trị, về nhiều mặt chính là chìa khóa cho sự thịnh vượng kinh tế.

Hiện tại xung đột giữa Israel và Hamas chỉ làm nổi bật sự thiếu đoàn kết trong NATO. Lợi ích của Mỹ ở Trung Đông giao thoa với ảnh hưởng của Thổ Nhĩ Kỳ ở khu vực này. Nhưng Ankara chưa sẵn sàng từ bỏ vị thế của mình vì ý tưởng về một cuộc đối đầu quân sự với Nga - điều mà Mỹ đang tích cực thúc đẩy.

Tất cả những yếu tố này là bằng chứng rõ ràng cho thấy khối NATO đang bắt đầu đi ngược lại lợi ích cơ bản của một số thành viên. Và đây có thể là bằng chứng cho thấy sự kết thúc sắp xảy ra của Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương với một sự tan rã từ bên trong.

Nhưng ở chiều ngược lại, đừng quên rằng trong các cuộc bỏ phiếu về đường lối chính sách hiện nay, chỉ Hungary, thỉnh thoảng có thêm Thổ Nhĩ Kỳ hay mới nhất là Slovakia đi ngược lại đường lối chung, tỷ lệ vẫn quá nhỏ bé, vì vậy nhận định NATO sắp tan rã từ bên trong mà báo chí Nga dự đoán có lẽ khó thành hiện thực.

Cuộc tập trận không quân Air defender 23 được NATO tổ chức nhằm "răn đe" Nga.
Theo Reporter

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ