NATO tăng thêm 35-50 lữ đoàn áp sát phía Đông

GD&TĐ - NATO công bố quyết định tăng binh lực thêm 35-50 lữ đoàn mới ở khu vực biên giới phía đông, giáp lãnh thổ Nga để đối phó với “sự đe dọa”.

NATO tăng thêm 35-50 lữ đoàn áp sát phía Đông

Theo giới truyền thông phương Tây, Hội nghị Thượng đỉnh NATO năm ngoái tại Vilnius (Litva) đã xác định sự cần thiết phải tăng đáng kể ngân sách của NATO để cung cấp vũ khí và nhân lực mới nhằm bảo vệ liên minh từ phía đông, đối phó với mối đe dọa từ đối phương.

Theo hãng tin Anh Reuters, mặc dù đã xác định đây là một mục tiêu đầy khó khăn nhưng để đối phó với “mối đe dọa hiện hữu”, đang ngày càng hiện rõ trong cuộc xung đột ở Ukraine, phương Tây đang cố gắng thực hiện quyết định này một cách “chậm rãi nhưng chắc chắn”.

Reuters viết rằng, trên biên giới phía đông của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương cần có thêm 35 đến 50 lữ đoàn để biên chế các đơn vị NATO.

Các chuyên gia quân sự phương Tây chỉ ra rằng, tổ chức này cần thêm nhiều hệ thống phòng không, vũ khí tấn công tầm xa và các đơn vị cơ động mặt đất.

Hãng tin Anh nhấn mạnh, xét về biên chế chuẩn mỗi lữ đoàn (tùy từng loại) bao gồm từ 3 đến 7 nghìn binh sĩ, việc tuyển dụng quân có thể trở thành một vấn đề lớn đối với các nước trong khu vực.

Ngoài vấn đề bổ sung quân số, phương Tây đã nhận ra điều quan trọng đầu tiên họ cần làm là gia tăng sản xuất trang bị, vũ khí hạng nặng, bởi các nước thuộc Liên minh Bắc Đại Tây Dương hiện nay không có đủ vũ khí đang trực chiến và cả trong kho, nhất là các hệ thống phòng không tối tân.

Sự cần thiết và tầm quan trọng của việc lắp đặt hệ thống phòng không mới được thể hiện qua thực tiễn xung đột ở Ukraine, nơi cần rất nhiều hệ thống phòng không như Patriot để chống lại các cuộc tấn công bằng máy bay chiến đấu, tên lửa tầm xa, bom lượn có điều khiển và máy bay không người lái của Nga.

Ví dụ như ở Đức trong Chiến tranh Lạnh đã có 36 cơ sở phòng không Patriot, nhưng hiện tại Quân đội Đức (Bundeswehr) chỉ có 9 cơ sở, tức là cái ô phòng không đã suy giảm năng lực tới 4 lần so với trước đây,

Việc phân bổ kinh phí bổ sung từ ngân sách NATO nhằm mục đích lấp đầy những khoảng trống đó đã là một vấn đề nan giải nhưng có tiền cũng chưa chắc đã là đủ vì năng lực sản xuất vũ khí của các doanh nghiệp quốc phòng Mỹ và một số cường quốc châu Âu như Anh, Pháp, Đức…, đang hết sức trì trệ.

Điều này thể hiện rõ trong cuộc xung đột Nga-Ukraine hiện nay, khi NATO không đủ tên lửa phòng không và các loại đạn pháo để cung cấp cho Lực lượng Vũ trang Ukraine, khiến họ liên tiếp bại trận trước quân Nga, vốn chiếm ưu thế tuyệt đối về tên lửa tầm xa, máy bay không người lái và đạn pháo.

Để thực hiện mục tiêu này, tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở Washington (diễn ra từ ngày 9 đến 11/7), những kế hoạch này sẽ được làm rõ và bổ sung nhưng điều này không thể thực hiện được trong một sớm một chiều, cùng với đó là sự chi phối bởi yêu cầu cung cấp vũ khí cho 14 lữ đoàn mới của Ukraine đang sẵn sàng cho chiến dịch phản công năm nay.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.