Hôm qua (19/2), phát ngôn viên của Trung tâm Thông tin và Tài liệu của NATO Oksana Musyienko đã tiết lộ các bước mà tổ chức này đang thực hiện để bảo vệ nhân viên của mình.
“Sự an toàn của nhân viên chúng tôi là điều tối quan trọng, đó là lý do tại sao họ được chuyển tới Lviv và Brussels” – bà nói và cho biết các văn phòng ở Cộng hòa Liên Xô cũ vẫn tiếp tục hoạt động.
Lviv được coi là thủ đô văn hóa và là thành phố lớn ở phía tây Ukraine, gần biên giới với Ba Lan. Trước đây nó được gọi là Lemberg và Lwow, đồng thời là một trong những thành trì của cuộc biểu tình năm 2014.
Theo bà Musyienko, “NATO và các nước đồng minh đang theo dõi và đánh giá tình hình rất chặt chẽ và tiếp tục thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết”.
Quyết định điều chuyển nhân viên được đưa ra ngay sau khi Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo sẽ tạm thời chuyển các hoạt động của đại sứ quán ở Ukraine từ Kiev đến Lviv do lo ngại việc Nga tập hợp lực lượng tại biên giới với Ukraine.
Trong quá trình di dời gấp rút, các nhân viên di tản khỏi đại sứ quán của Washington ở Kiev đã tháo rời và phá hủy các hệ thống máy tính và thiết bị liên lạc mà các nhà ngoại giao sử dụng – theo Wall Street Journal.
Nhiều tháng nay, các quan chức phương Tây cảnh báo Moscow đang kéo quân tới biên giới chung trước khi ra lệnh tấn công toàn diện nhằm vào Ukraine. Tuy nhiên, Điện Kremlin liên tục bác bỏ thông tin này.
Giữa hàng loạt cáo buộc rằng Nga đang âm mưu xâm lược, Moscow đã tìm cách đạt được sự đảm bảo an ninh nằm loại trừ việc NATO mở rộng gần biên giới và ngăn Kiev gia nhập NATO. Năm 2019, một sửa đổi đã được thông qua trong hiến pháp Ukraine quy định tư cách thành viên NATO là một trong những mục tiêu chiến lược của đất nước. Nó được sự ủng hộ của quốc hội và tổng thống khi đó là Petro Poroshenko.