NATO nói gì trước mong muốn gia nhập BRICS của Thổ Nhĩ Kỳ

GD&TĐ -Tổng thư ký NATO Mark Rutte cho biết, Thổ Nhĩ Kỳ có quyền hợp tác với nhóm kinh tế BRICS mà không làm suy yếu vị thế là thành viên NATO của mình.

NATO nói gì trước mong muốn gia nhập BRICS của Thổ Nhĩ Kỳ

Khi được Đài phát thanh công cộng Estonia hỏi rằng, liệu mong muốn trở thành thành viên BRICS của Ankara, mà hãng tin này mô tả là "tổ chức do Nga đứng đầu", có phải là lý do đáng lo ngại hay không, Tổng thư ký NATO Mark Rutte cho biết: “Thổ Nhĩ Kỳ vẫn là một đồng minh rất quan trọng trong liên minh vì đây là một trong những lực lượng quân sự được trang bị tốt nhất trong NATO".

Người đứng đầu khối liên minh quân sự này nói thêm rằng, Ankara đóng "vai trò quan trọng trong phạm vi địa lý của NATO".

Tổng thư ký NATO cũng thừa nhận: "Rõ ràng là trong liên minh, với tư cách là một nền dân chủ, 32 quốc gia, sẽ luôn có những cuộc tranh luận về vấn đề này và vấn đề kia. Tuy nhiên, Ankara có ‘quyền tối cao’ để hướng tới tư cách thành viên BRICS và hợp tác với các thành viên của khối này”.

“Điều đó có thể dẫn đến các cuộc tranh luận, song phương hoặc trong NATO. Nhưng điều đó không có nghĩa là Thổ Nhĩ Kỳ không được ưa chuộng. NATO rất được ưa chuộng ở Thổ Nhĩ Kỳ, và Thổ Nhĩ Kỳ rất được ưa chuộng ở NATO", người đứng đầu NATO nhấn mạnh, và lưu ý rằng, ông tin điều này sẽ vẫn như vậy.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan hiện đang tham dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 16 tại Kazan, Nga, nơi ông dự kiến ​​sẽ gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, cuộc khủng hoảng Ukraine và tình hình ở Trung Đông.

Tháng trước, Ankara cũng tuyên bố rằng, họ đã chính thức nộp đơn xin trở thành thành viên chính thức của BRICS, trở thành quốc gia NATO đầu tiên xin gia nhập nhóm này. Tuy nhiên, đơn xin của Thổ Nhĩ Kỳ đã gây ra những lo ngại ở Brussels.

Người phát ngôn của Liên minh châu Âu (EU) Peter Stano đã nhấn mạnh rằng, Ankara, quốc gia ứng cử viên của EU từ năm 1999, phải tôn trọng các giá trị và chính sách đối ngoại của khối này mặc dù có quyền lựa chọn tổ chức quốc tế nào để tham gia.

Trước đó, các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ đã nói với tờ Middle East Eye rằng, mặc dù BRICS không được Ankara coi là giải pháp thay thế cho NATO hoặc EU, nhưng "quá trình gia nhập EU bị đình trệ" đã thúc đẩy Ankara khám phá "các nền tảng kinh tế khác".

Theo RT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Đôi dép lốp của ông

Đôi dép lốp của ông

GD&TĐ - Hồi bé, tớ hay được sang nhà ông bà ngoại chơi (vì nhà ông bà ở ngay gần nhà), tớ thấy ông ngoại có đôi dép trông rất lạ, màu đen, hơi cũ, cổ xưa.

Ông Mohamed al-Bashir được bổ nhiệm làm người đứng đầu Chính phủ chuyển tiếp ở Syria.

Mỹ sẽ theo quyết định của Israel?

GD&TĐ - Đoàn Mỹ vừa đến Syria hội đàm với người đứng đầu chính phủ chuyển tiếp Damascus, người Mỹ từng treo giải thưởng 10 triệu đô la cho đầu ông này.