NASA lần đầu tiên tạo ra oxy trên sao Hỏa

GD&TĐ - NASA tạo ra dấu ấn mới khi lần đầu tiên tạo ra oxy từ bầu khí quyển bằng thiết bị MOXIE.

Công nghệ này chứng minh rằng họ có thể giúp các phi hành gia hít thở bình thường trên sao Hỏa.
Công nghệ này chứng minh rằng họ có thể giúp các phi hành gia hít thở bình thường trên sao Hỏa.

Công nghệ này chứng minh rằng họ có thể giúp các phi hành gia hít thở bình thường trên sao Hỏa và giúp đẩy tên lửa trở về Trái đất.

Thành quả quan trọng của MOXIE được ghi nhận vào ngày 20/4, chỉ một ngày sau khi Perseverance theo dõi chuyến bay lên sao Hỏa đầu tiên của trực thăng Ingenuity của NASA.

Jim Reuter - phó giám đốc của Ban Chỉ đạo Sứ mệnh Công nghệ Không gian của NASA cho biết: “Đây là bước đầu tiên quan trọng trong việc chuyển đổi CO2 thành oxy. MOXIE vẫn còn nhiều việc phải làm phía trước, nhưng kết quả này cho thấy tương lai đầy hứa hẹn cho mục tiêu đưa con người lên sao Hỏa.”

NASA lần đầu tiên tạo ra oxy trên sao Hỏa ảnh 1

Nhóm MOXIE đã làm ấm thiết bị trong vòng 2 giờ và rút oxy trong 1 giờ. MOXIE tạo ra 5,4g oxy trong khoảng thời gian đó, đủ để giữ cho một phi hành gia thở trong 10 phút.

Nỗ lực đầu tiên vẫn chưa đạt đến hạn mức tối đa của MOXIE. Nó có thể tạo ra khoảng 10g oxy mỗi giờ.

Theo các quan chức NASA, những thử nghiệm này sẽ được chia thành 3 giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên là kiểm tra và xác định đặc điểm của thiết bị, giai đoạn thứ hai đánh giá hiệu suất của MOXIE trong các điều kiện khí quyển khác nhau. Trong giai đoạn thứ ba và giai đoạn cuối, các nhà nghiên cứu sẽ đẩy mạnh hoạt động của thiết bị.

Thiết bị MOXIE được hạ vào máy thám hiểm Mars Perseverance vào tháng 3/2019.

Theo Space

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lộ trình cho xe điện

GD&TĐ - Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg về một số nhiệm vụ cấp bách, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường.

Nhóm nữ sinh Trường THPT chuyên Nguyễn Du (Đắk Lắk). Ảnh: ND

Kể chuyện dân tộc bằng ngôn ngữ thời đại

GD&TĐ - Vượt qua hơn 250 đội thi từ 11 quốc gia, 3 nữ sinh đến từ Trường THPT chuyên Nguyễn Du (Đắk Lắk) xuất sắc giành giải Ba Cuộc thi Thử thách sáng tạo kinh doanh Việt Nam (VBIC) 2025.

NATO không kết nạp bất cứ nước nào đang có chiến tranh

Pháp dự đoán xung đột còn kéo dài 5 năm

GD&TĐ - Báo cáo ‘Đánh giá Chiến lược Quốc gia đến năm 2030’ của Pháp dự báo cuộc xung đột Nga-Ukraine không sớm kết thúc và có thể kéo dài từ 3-5 năm nữa.