Năng lực cảnh báo ICBM của Mỹ ở mức nào?

GD&TĐ - Tổng thanh tra Lầu Năm Góc cho biết, hệ thống cảnh báo ICBM của Mỹ thiếu linh kiện, công nghệ lỗi thời làm giảm khả năng sẵn sàng.

Hệ thống radar AN/TPY-2 của tổ hợp THAAD.
Hệ thống radar AN/TPY-2 của tổ hợp THAAD.

Hệ thống radar cảnh báo sớm chiến lược của Mỹ nhằm theo dõi mối đe dọa tấn công hạt nhân từ tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) đang gặp phải tình trạng thiếu phụ tùng thay thế, công nghệ lạc hậu, khối lượng công việc bảo trì nhiều hơn dự kiến ​​và hàng loạt vấn đề khác.

"Chúng tôi thấy rằng Lực lượng Không gian đã có những hành động nâng cấp để duy trì radar cảnh báo sớm, nhưng việc thiếu phụ tùng thay thế, lỗi thời, bảo trì hệ thống không theo kế hoạch và quá trình hiện đại hóa bị chậm trễ vẫn tiếp tục là một vấn đề", Tổng thanh tra Bộ Quốc phòng Mỹ thừa nhận trong một tuyên bố trên tài khoản X.

Cơ quan này đã tiến hành một cuộc điều tra và lập báo cáo có tiêu đề "Đánh giá các hành động kỹ thuật duy trì cho radar cảnh báo sớm nâng cấp của Lực lượng Không gian", văn phòng giải thích.

"Mục tiêu của đánh giá này là xác định mức độ mà Lực lượng Không gian triển khai các hành động kỹ thuật bền vững để đảm bảo rằng Radar cảnh báo sớm nâng cấp (UEWR) có khả năng, độ tin cậy và sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu của nhiệm vụ trong khi vẫn quản lý được rủi ro", cơ quan này cho biết thêm.

Nhiệm vụ của UEWR là phát hiện và theo dõi các vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa và tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm, đồng thời tiến hành giám sát không gian chung và theo dõi vệ tinh.

Hệ thống này được thiết kế để phát hiện và theo dõi nhiều mục tiêu đồng thời cách xa tới 3.000 dặm, Tổng thanh tra Bộ Quốc phòng Mỹ lưu ý.

Theo National Interest, không chỉ lạc hậu trong lĩnh vực cảnh báo ICBM, Mỹ cũng được cho rằng không đủ năng lực để có thể đánh chặn những tên lửa ICBM tối tân của Nga hiện nay.

Báo Mỹ cho biết, việc Nga tiếp nhận và triển khai chiến đấu của tên lửa ICBM Sarmat hoặc UR-100N UTTH mới nhất giúp Lực lượng Tên lửa Chiến lược của Moscow làm 'dịu cái đầu nóng' của bất kỳ đối thủ nào, kể cả Mỹ.

Nga hiện có thể tiến hành một cuộc tấn công toàn cầu nhanh bằng cách sử dụng hệ thống tên lửa 15P771 Avangard để đáp trả các hành động của NATO, việc đối tượng nằm ở châu Âu hay Bắc Mỹ là không thành vấn đề.

Cần lưu ý rằng Avangard là ICBM được trang bị tới 10 đầu đạn cơ động siêu thanh dẫn đường 15Yu71 (Yu-71), có thể đạt tốc độ lên tới Mach 28 và di chuyển trong phạm vi độ cao từ 70 đến 100 km.

Chính vì vậy, chưa có hệ thống phòng không/phòng thủ tên lửa hiện tại nào, kể cả Patriot, THAAD và Aegis của Mỹ, có thể đánh chặn chúng một cách hiệu quả.

Tờ National Interest cho rằng, vấn đề lớn với Mỹ hiện nay là các thiết bị tìm kiếm tích hợp trên tên lửa đánh chặn của Mỹ sẽ ngừng hoạt động ở tốc độ 3,5 - 5 km/s do sức nóng quá lớn phát sinh từ ma sát với không khí.

Thực tế này được cho là đang tồn tại ở những tên lửa đánh chặn thuộc tổ hợp THAAD, cũng như các đạn RIM-161B (SM-3 Block IA) và một số loại tên lửa khác trang bị cho hệ thống.

Đối với Patriot, tên lửa đánh chặn nội khí quyển MIM-104F PAC-3MSE của họ, giống như tên lửa phòng không dẫn đường RIM-174ERAM (SM-6) trang bị cho Aegis, do chỉ số năng lượng không đủ nên không có khả năng đánh chặn Avangard ở tốc độ lớn và độ cao trên 35 km.

Trong khi đó RS-28 Sarmat, ngoài 10 đầu đạn có sức công phá lên tới 80 kt mỗi chiếc còn mang theo một bộ phương tiện bổ sung để vượt qua hệ thống phòng thủ tên lửa dưới dạng mô hình cỡ lớn, phản xạ lưỡng cực và bẫy hồng ngoại, cũng như hệ thống tác chiến điện tử tự động.

Cùng với đó, RS-28 Sarmat ngoài quỹ đạo bay phức tạp, còn cung cấp cho đầu đạn khả năng lướt trên phạm vi 18 nghìn km, phạm vi đủ để tấn công bất kỳ mục tiêu nào trên Trái đất.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.