Nâng chuẩn giáo viên tiểu học: cần thiết và khả thi

GD&TĐ - Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đưa phương án nâng chuẩn trình độ giáo viên tiểu học từ trung cấp lên cao đẳng. Ý kiến từ các nhà giáo, CBQL, đây là việc cần thiết và khả thi vì số lượng giáo viên tiểu học tại hầu hết các địa phương đã đạt trình độ trên chuẩn với tỷ lệ rất cao.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo ông Phạm Đức Hiển – Phó Chánh văn phòng Sở GD&ĐT Quảng Ninh – hiện nay toàn tỉnh có khoảng 96% giáo viên tiểu học có trình độ cao đẳng trở lên. Số còn lại là giáo viên tuổi đã quá 50 và ở vùng sâu, vùng xa. Khẳng định đồng tình với việc nâng chuẩn giáo viên tiểu học, ông Phạm Đức Hiển đồng thời cho rằng, việc triển khai thực hiện nên có lộ trình để tạo điều kiện thuận lợi cho các địa bàn vùng khó khăn.

Cùng quan điểm trên, ông Hoàng Văn Thi – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Thanh Hóa – chia sẻ: Thanh Hóa là tỉnh có nhiều đặc thù vùng miền, tuy nhiên đến nay số giáo viên tiểu học của tỉnh đạt trên chuẩn đạt trên 79%; giáo viên mầm non trên chuẩn đạt trên 73%. Do đó, việc nâng chuẩn giáo viên tiểu học lên cao đẳng là hoàn toàn khả thi. Ngay cả giáo viên mầm non cũng dần phải nâng chuẩn trình độ.

Tại hội thảo lấy ý kiến góp ý cho dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục do Bộ GD&ĐT tổ chức ngày 6/12, hiệu trưởng một trường tiểu học tại Bắc Ninh khẳng định, việc nâng chuẩn giáo viên tiểu học là chủ trương đúng đắn, đáp ứng yêu cầu hội nhập. “Hiện ở Bắc Ninh, giáo viên tiểu học khoảng trên 90% thầy cô đạt trên chuẩn. Tôi rất mong nội dung nay trong dự thảo Luật thành hiện thực” – cán bộ này cho hay.

Ông Nguyễn Đức Hữu - Phó vụ trưởng phụ trách Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD&ĐT) - phát biểu tại hội thảo lấy ý kiến góp ý cho dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục do Bộ GD&ĐT tổ chức ngày 6/12
Ông Nguyễn Đức Hữu - Phó vụ trưởng phụ trách Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD&ĐT) - phát biểu tại hội thảo lấy ý kiến góp ý cho dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục do Bộ GD&ĐT tổ chức ngày 6/12

Tại hội thảo này, cô Nguyễn Thị Yến – giáo viên Trường tiểu học Long Hưng (Hưng Yên) – cũng mong sớm đưa vào thực hiện quy định giáo viên tiểu học cần trình độ cao đẳng để nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học. Cô cho hay, hiện toàn trường nơi mình công tác có 52 cán bộ, giáo viên thì 100% đã trên chuẩn.

“Tôi cũng thể hiện sự đồng tình với dự thảo Luật, đặc biệt đề xuất nâng lương giáo viên và miễn học phí cho học sinh THCS. Điều này thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với giáo dục và chắc chắn sẽ thu hút được nhiều người giỏi hơn vào ngành” – cô Yến cho biết thêm.

Đại diện phòng Giáo dục Tiểu học (Sở GD&ĐT Hà Nam) dự hội thảo góp ý cho dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục, cô Nguyễn Thúy Hường thông tin: Giáo viên tiểu học toàn tỉnh Hà Nam trình độ trên chuẩn đạt trên 98%; các thầy cô trình độ trung cấp thường nằm ở các môn Thể dục, Hát nhạc, Mỹ thuật. Do đó, việc nâng chuẩn là cần thiết để đáp ứng yêu cầu đổi mới. Đây cũng là giải pháp thực hiện đúng theo Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT.

Liên quan đến nội dung này, ông Nguyễn Đức Hữu - Phó vụ trưởng phụ trách Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD&ĐT) - cho biết: theo thống kê của các Sở GD&ĐT và tổng hợp của Bộ GD&ĐT, hiện có 87,99% giáo viên tiểu học đạt trình độ cao đẳng sư phạm trở lên, số trình độ trung cấp sư phạm chỉ chiếm 12,1%.

Có 33/63 tỉnh thành, trình độ giáo viên tiểu học đạt từ cao đẳng trở lên chiếm 90%; có 18/63 tỉnh thành đạt từ 80% trở lên; 9/63 tỉnh thành đạt ừ 70% trở lên; chỉ 3 tỉnh là Hà Giang, Tuyên Quang và Lai Châu có tỉ lệ trên 60%.

Tuy nhiên, để thực hiện nâng chuẩn trình độ giáo viên tiểu học, theo ông Nguyễn Đức Hữu, các cơ sở giáo dục cần tạo điều kiện cho giáo viên trình độ trung cấp sư phạm yên tâm công tác, tiếp tục vươn lên bằng các lộ trình nâng cao trình độ. Quốc hội có thể giao cho Bộ GD&ĐT áp dụng thực hiện việc nâng chuẩn ở các vùng miền, địa phương riêng sao cho phù hợp.

Có 33/63 tỉnh thành, trình độ giáo viên tiểu học đạt từ cao đẳng trở lên chiếm 90%; có 18/63 tỉnh thành đạt từ 80% trở lên; 9/63 tỉnh thành đạt ừ 70% trở lên; chỉ 3 tỉnh là Hà Giang, Tuyên Quang và Lai Châu có tỉ lệ trên 60%.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.