Nâng cao năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông

GD&TĐ - Sáng 9/12, Trường ĐH Sư phạm – ĐH Huế tổ chức hội thảo khoa học quốc gia Nâng cao năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

 Có hơn 200 đại biểu tham gia Hội thảo khoa học.
Có hơn 200 đại biểu tham gia Hội thảo khoa học.

Đến dự có TS. Trương Quý Tùng - Phó Giám đốc ĐH Huế, TS. Lê Anh Phương – Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm – ĐH Huế, cùng gần 200 đại biểu là các nhà khoa học, nhà nghiên cứu giáo dục, các nhà quản lý từ các trường cao đẳng, đại học, trung học; các sở, phòng GD&ĐT, các viện nghiên cứu đến từ các tỉnh/thành Lạng Sơn, Điện Biên, Lào Cai, Sơn La, Thái Nguyên, Hà Nội, Ninh Bình, Nam Định, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Định, Nha Trang, Kon Tum, phành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Tiền Giang, Cần Thơ, Bạc Liêu, An Giang, Kiên Giang…; và Đại học Victoria Melbourne (Úc).

TS. Lê Anh Phương – Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm – ĐH Huế khai mạc Hội thảo.

TS. Lê Anh Phương – Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm – ĐH Huế khai mạc Hội thảo. 

Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS. Lê Anh Phương – Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm – ĐH Huế cho biết: Các cuộc cách mạng công nghiệp lần lượt nối tiếp nhau ra đời đã đem lại cơ hội phát triển vượt bậc nhưng cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đối với mỗi quốc gia, nhất là các quốc gia đang phát triển và chậm phát triển, trong đó có Việt Nam.

Giáo dục phát triển sẽ nâng cao được chất lượng nguồn nhân lực, trang bị cho các thế hệ tương lai nền tảng văn hóa vững chắc và năng lực thích ứng cao trước mọi biến động. Thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, tháng 7/2017, Bộ GD&ĐT đã ban hành chương trình giáo dục phổ thông.

Mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông là nhằm giúp người học làm chủ kiến thức phổ thông; biết vận dụng hiệu quả kiến thức vào đời sống và tự học suốt đời; có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp; biết xây dựng và phát triển hài hòa các mối quan hệ xã hội; có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú; nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại.

TS. Lê Anh Phương nhấn mạnh: Để phát triển một thế hệ trẻ đủ năng lực và phẩm chất, tạo dựng diện mạo Việt Nam trong bối cảnh mới, một trong những nhiệm vụ, giải pháp được Nghị quyết số 29-NQ/TW đề ra, đó là phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo: “Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế.

Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo. Tiến tới tất cả các giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, giáo viên, giảng viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải có trình độ từ đại học trở lên, có năng lực sư phạm. Giảng viên cao đẳng, đại học có trình độ từ thạc sỹ trở lên và phải được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.

Cán bộ quản lý giáo dục các cấp phải qua đào tạo về nghiệp vụ quản lý”. Có thể thấy rằng, Đảng và Nhà nước rất coi trọng phát triển đội ngũ nhà giáo để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Sức mạnh của một trường học phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ nhà giáo.

Đây là một trong hai nhân tố quan trọng quyết định trực tiếp chất lượng giáo dục, trong đó, giáo viên là người trực tiếp giảng dạy, giáo dục, hướng dẫn và tổ chức cho học sinh lĩnh hội kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo.

Có 170 báo cáo khoa học giới thiệu tại hội thảo khoa học quốc gia “Nâng cao năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông”, tập trung vào chủ đề nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông ở Việt Nam.

Trong đó, các báo cáo tập trung thảo luận, chia sẻ vào 4 nội dung cơ bản: Xác lập luận cứ khoa học về nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Đánh giá năng lực sư phạm của giáo viên và thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên ở Việt Nam hiện nay.

Tổng kết kinh nghiệm quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên của các trường đại học. Đề xuất các giải pháp, biện pháp nâng cao năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

Nhiều nghiên cứu, báo cáo được các đại biểu đặc biệt quan tâm, như: “Nâng cao nhận thức và thái độ của học sinh trung học phổ thông đối với cộng đồng LGBT thông qua hoạt động trải nghiệm”- của nhóm tác giả Phạm Thị Quyên, Trần Thị Tú Anh, Đinh Thị Hồng Vân và Nguyễn Thị Ngọc Bé; “Hoạt động học tập trải nghiệm nhằm nâng cao năng lực sư phạm của sinh viên Khoa Lịch sử Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên” – của 2 tác giả Nguyễn Hà Giang, Nguyễn Thị Hòa;

“Phát triển năng lực hợp tác thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh Trường Trung học Phổ thông Kim Liên, Hà Nội” – nhóm nghiên cứu Trần Thị Quỳnh Trang, Phạm Thị Thu Hiền; “Trường đại học sư phạm trong việc bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên phổ thông đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục” - tác giả Phạm Thị Kim Anh;

“Bồi dưỡng năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên phổ thông” - tác giả Nguyễn Thanh Bình; “Mô hình đào tạo, bồi dưỡng và phát triển năng lực nghề nghiệp của nhà giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông” - của nhóm tác giả Nguyễn Khải Hoàn, Đặng Thành Hưng; “Bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên toán: Góc nhìn từ Hoa Kỳ và trường hợp MOOC-ED” - tác giả Trần Dũng;

“Sự phù hợp nghề dạy học – kinh nghiệm của Úc và vận dụng vào Việt Nam” - nhóm tác giả Nguyễn Thị Quỳnh Anh, Đinh Thị Hồng Vân, Nguyễn Thanh Hùng và Nguyễn Phước Cát Tường; “Thực trạng bồi dưỡng năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình” - tác giả Lê Duy Lộc; “Thực trạng chất lượng đào tạo cử nhân sư phạm ở Trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định” - tác giả Lê Văn Thắng…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Trường ĐH Thủy lợi tổ chức thăm và tặng quà gia đình có công ở tỉnh Bắc Giang. Ảnh: NTCC

Tri ân những mất mát, hy sinh

GD&TĐ - Ngành Giáo dục các địa phương, trường học đã có nhiều hoạt động để lan tỏa lòng biết ơn đến gia đình có công.

9 cách học làm người con hiếu thuận

9 cách học làm người con hiếu thuận

GD&TĐ - Người ta nói "nhìn cha mẹ sẽ ra con cái, nhìn con cái sẽ biết cha mẹ chúng là ai?”. Trước khi muốn làm cha mẹ tốt hãy học cách làm đứa con tử tế.

Trọng Văn (bên trái) tham gia thắp nến tri ân tại đền thờ liệt sĩ Thị trấn Mỏ Cày (Bến Tre). Ảnh: NVCC

Tuổi trẻ và tháng 7

GD&TĐ - Tháng 7, "thế hệ gen Z" tìm về nguồn cội, bày tỏ lòng tri ân sâu sắc với những người đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc...