Nâng cao năng lực cạnh tranh cho sinh viên

GD&TĐ - Hôm nay, (10/4), Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt – Anh (VNUK – ĐH Đà Nẵng) phối hợp với ĐH Bournemouth đến từ Vương quốc Anh đã tổ chức buổi chia sẻ kinh nghiệm các quy tắc thực hành hiệu quả dành cho các trường ĐH trong việc đào tạo kỹ năng cần thiết cho SV đáp ứng nhu cầu nhà tuyển dụng.

Đại diện ĐH Bournemouth chia sẻ kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh cho SV
Đại diện ĐH Bournemouth chia sẻ kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh cho SV

Thu hẹp khoảng cách kỹ năng giữa sinh viên với đơn vị tuyển dụng là mối quan tâm hiện nay của rất nhiều cơ sở giáo dục đào tạo ĐH. Theo nghiên cứu của Global University Employability Survey 2016 thì chỉ sở hữu kỹ năng làm việc không còn đáp ứng cho nhu cầu của các nhà tuyển dụng thời đại mới.

Thông qua việc chia sẻ những kinh nghiệp về Phát triển bền vững, đặc biệt là những biện pháp bảo vệ môi trường đang được áp dụng tại ĐH Bournemouth cung cấp như hệ thống vòi nước uống rộng khắp cùng với ly và chai dùng nhiều lần cho sinh viên và giảng viên, đại diện trường ĐH Bournemouth nhấn mạnh đến việc đào tạo nhận thức - thái độ - hành vi để SV có thể trở thành công dân có ích cho xã hội là rất quan trọng với giáo dục đại học hiện nay.

Ngoài ra, các đại biểu đến từ các cơ sở giáo dục thành viên của ĐH Đà Nẵng, trong đó có các cán bộ, giảng viên của VNUK đã tiến hành thảo luận nhóm về một số chủ đề liên quan đến nâng cao năng lực cạnh tranh cho SV ĐH như “Đưa phát triển bền vững vào chương trình đào tạo”; Phát triển tư duy đổi mới và sáng tạo cho SV; Rút ngắn khoảng cách giữa nhà tuyển dụng và người học thông qua đào tạo kỹ năng mềm; Hướng dẫn và huấn luyện nguồn nhân lực đa thế hệ.

Hiện ĐH Bournemouth đang có Dự án hợp tác đào tạo giáo dục đại học (HEP) thực hiện cùng với ĐH Ngoại thương và ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh.

Bình luận

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh Trường Tiểu học Lê Đình Chinh (Hải Châu, Đà Nẵng) trang trí cho hoạt động Chúng em cùng chúc Tết. Ảnh: NTCC

Bài tập Tết truyền cảm hứng

GD&TĐ - Thay vì giao bài tập nặng về kiến thức trong dịp nghỉ Tết, nhiều thầy cô đã định hướng HS trải nghiệm phong tục Tết, biết quan tâm giúp đỡ gia đình.

Ảnh minh họa/ITN.

Tránh học tập thụ động với ChatGPT

GD&TĐ - Việc học sinh sử dụng ChatGPT để làm bài một cách thiếu động não, tư duy, bị trí tuệ nhân tạo dẫn dắt, bị mất đi sự tự chủ là đáng lo ngại.