Nâng cao hiểu biết và kỹ năng sử dụng mạng xã hội an toàn cho sinh viên

GD&TĐ - Đối với các trường đại học, cao đẳng ngoài công tác giảng dạy, các nhà trường cũng thường xuyên quan tâm đến việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức giúp sinh viên sử dụng mạng xã hội một cách an toàn, văn minh.

Sinh viên cần có cái nhìn đúng đắn, khách quan và trang bị các kỹ năng để sử dụng mạng xã hội một cách an toàn, văn minh.
Sinh viên cần có cái nhìn đúng đắn, khách quan và trang bị các kỹ năng để sử dụng mạng xã hội một cách an toàn, văn minh.

Tăng cường công tác tuyên truyền, định hướng

Hiện nay, mạng xã hội phát triển đem lại nhiều lợi ích rộng mở, góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên, mặt trái của mạng xã hội cũng ẩn chứa nhiều hệ lụy, chính bởi vậy, các trường học cần thường xuyên quan tâm, tuyên truyền và có những định hướng đúng đắn trong việc sử dụng mạng xã hội an toàn, để phát huy được mặt tích cực, tránh những thông tin xấu, độc gây hậu quả khó lường đối với sinh viên.

Tại trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp (ĐH Thái Nguyên) với mục tiêu giúp sinh viên nhận diện, kiểm chứng thông tin một cách khách quan, đúng đắn, chung tay xây dựng hệ sinh thái số vững mạnh. Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã triển khai cho sinh viên tìm hiểu về Luật An ninh mạng, sát sao trong việc lồng ghép các nội dung tuyên truyền vào các buổi sinh hoạt hàng tuần của cố vấn học tập; phát huy vai trò của Đoàn thanh niên, Hội sinh viên trong tổ chức các hoạt động ngoại khóa bổ ích về nâng cao hiểu biết và kỹ năng sử dụng mạng xã hội an toàn, văn minh.

Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp thường xuyên quan tâm, tuyên truyền và có những định hướng đúng đắn trong việc sử dụng mạng xã hội an toàn cho sinh viên
Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp thường xuyên quan tâm, tuyên truyền và có những định hướng đúng đắn trong việc sử dụng mạng xã hội an toàn cho sinh viên

Trao đổi với Báo GD&TĐ, ThS.Đặng Ngọc Huyền Trang, trưởng phòng truyền thông, Trung tâm truyền thông và Tuyển sinh trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp (ĐH Thái Nguyên) khẳng định: Hiện nay, sinh viên sử dụng mạng xã hội rất phổ biến, chính vì vậy, trong thời đại bùng nổ công nghệ số, bùng nổ thông tin, vấn đề quản lý, sử dụng mạng xã hội an toàn, lành mạnh đang rất cần được quan tâm. Bên cạnh những tác động tích cực mà mạng xã hội mang lại vẫn còn nhiều mặt trái, những mối nguy hại. Do đó, thông qua các kênh thông tin chính thống, nhà trường sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, có định hướng, giải pháp phù hợp nhằm hạn chế tối đa những hậu quả xấu mà mạng xã hội tác động đến sinh viên.

Không để sinh viên “lạc lối” trên mạng xã hội

Với mục tiêu để mạng xã hội trở thành công cụ hữu ích, giúp sinh viên tìm kiếm thông tin hiệu quả trong học tập, nghiên cứu và đời sống. Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh (ĐH Thái Nguyên) đã có nhiều giải pháp hay, sáng tạo trong việc nâng cao hiểu biết, tăng cường các kỹ năng sử dụng mạng xã hội cho sinh viên.

TS.Nguyễn Minh Hoàng - Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường Đại học Kinh tế và QTKD (ĐH Thái Nguyên) cho biết: Để sinh viên có cái nhìn khách quan về tính hai mặt của mạng xã hội, góp phần giáo dục, động viên, khuyến khích sinh viên là “cư dân mạng thông minh, có văn hóa”, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên nhà trường đã đẩy mạnh truyền thông qua website, nhóm fanpage, các kênh youtube, tiktok…chia sẻ những thông tin được nhiều đoàn viên, sinh viên quan tâm từ đó các em sẽ nắm rõ về tình hình, hoạt động và có những định hướng tư tưởng đúng đắn.

Khuyến khích sinh viên là “cư dân mạng thông minh, có văn hóa”,
Khuyến khích sinh viên là “cư dân mạng thông minh, có văn hóa”, 

Bên cạnh đó, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên cũng đưa ra những khuyến cáo cụ thể như: sinh viên không được đăng tải, bình luận, chia sẻ bài viết, hình ảnh có nội dung dung tục, bạo lực, đồi trụy, xâm phạm an ninh quốc gia, chống phá Đảng và Nhà nước, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân trên internet.

Thường xuyên quan tâm, động viên sinh viên không quá lạm dụng mạng xã hội, khi gặp phải những tình huống bất lợi, bị đánh cắp, lợi dụng hoặc bị bôi nhọ, lừa đảo, đoàn viên, sinh viên cần báo cáo với tổ chức, thầy cô, để có cách giải quyết phù hợp.

Em Hà Giáp Minh Ngọc, sinh viên K16, Kế toán kiểm toán, trường Đại học Kinh tế và QTKD cho biết: Em đang sử dụng khá nhiều mạng xã hội để cập nhật, chia sẻ thông tin và giải trí sau những giờ học tập căng thẳng như facebook, instagram, zalo…Tuy nhiên, bên cạnh những thông tin tốt thì cũng có không ít thông tin xấu, độc tác động và gây ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của chúng em.

Fanpage của Đoàn thanh niên trường Đại học kinh tế và QTKD doanh thường xuyên cập nhật các thông tin được nhiều sinh viên quan tâm
Fanpage của Đoàn thanh niên trường Đại học kinh tế và QTKD doanh thường xuyên cập nhật các thông tin được nhiều sinh viên quan tâm

Như vậy, bên cạnh sự quan tâm, định hướng từ các thầy cô mỗi sinh viên cũng cần phải tự trang bị cho mình các kỹ năng, kiến thức cần thiết, tích cực tham gia các hoạt động của Đoàn, chương trình ngoại khóa để có được lối sống lành mạnh, văn minh.

Đi đôi với việc thường xuyên làm tốt công tác giáo dục, định hướng để sinh viên biết suy nghĩ, ứng xử đúng đắn, thông minh, có văn hóa trên mạng xã hội, các nhà trường cũng cần tiếp tục quan tâm, thường xuyên tổ chức sân chơi bổ ích, lành mạnh, hoạt động trải nghiệm thú vị để tạo sức hấp dẫn, làm phong phú hơn đời sống tinh thần cho sinh viên, qua đó góp phần thu hẹp những không gian ảo thiếu lành mạnh trên mạng xã hội.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Chuyện tư pháp lạ ở Mỹ

GD&TĐ - Đúng 10 ngày trước khi chính thức nhậm chức, ông Donald Trump trở thành tổng thống Mỹ đầu tiên bị kết án hình sự.

Ông Trần Huy Tuấn, Bí thư tỉnh Yên Bái thăm và chúc mừng ngành GD-ĐT nhân dịp ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Giáo dục Yên Bái vượt khó

GD&TĐ - Còn nhiều trở ngại do điều kiện kinh tế, thiên tai nhưng ngành GD-ĐT Yên Bái vượt khó khăn, đạt được nhiều thành tựu quan trọng.