Sốc nhiệt là gì?
Theo các chuyên gia, sốc nhiệt là khi trời nóng rồi chuyển sang lạnh, sự chênh lệch nhiệt độ nhiều sẽ làm nhiệt độ cơ thể hạ đột ngột, mồ hôi không toát ra được, tổn hại đến trung khu thần kinh.
Việc thay đổi nhiệt độ đột ngột như thế, nhẹ thì có thể khiến cơ thể biểu hiện mệt mỏi, lờ đờ, nói lắp, đau đầu, chóng mặt. Trong trường hợp nặng, có thể làm nhịp tim và hơi thở lúc đầu nhanh, sau đó chậm dần, khó thở, thậm chí dẫn đến trạng thái hôn mê và có khi dẫn đến tử vong.
Đặc biệt đối tượng trẻ nhỏ, người cao tuổi thường là những người bị bệnh tim mạch, bệnh phổi, bệnh thận hoặc những người dùng các loại thuốc khiến cơ thể dễ bị mất nước nguy cơ sốc nhiệt là rất lớn.
Việc thay đổi nhiệt độ đột ngột như thế, nhẹ thì có thể khiến cơ thể biểu hiện mệt mỏi, lờ đờ, nói lắp, đau đầu, chóng mặt. |
3 sai lầm của người lớn khi sơ cứu cho trẻ bị sốc nhiệt
Cho trẻ uống quá nhiều nước
Khi trẻ bị sốc nhiệt, cần bổ sung lượng nước cho bé. Tuy nhiên không được cho bé uống quá nhiều vì như vậy có thể càng làm cho cơ thể mất nước. Cách tốt nhất là nên cho trẻ uống không quá 300 ml tại cùng một thời điểm.
Cho bé ăn quá nhiều
Khi trẻ bị sốc nhiệt, tuyệt đối không cho ăn đồ ăn có chứa dầu mỡ. Đồ ăn có chứa dầu mỡ sẽ làm bé khó tiêu hóa và lượng máu phải dồn về dạ dầy nhiều hơn, vì thế, lượng máu dồn lên não sẽ bị giảm.
Cho bé ăn đồ ăn tanh
Không nên cho trẻ dùng đồ ăn tanh khi trẻ bị sốc nhiệt. Nhiều ông bố bà mẹ khi thấy con mình như vậy thì lập tức cho bé ăn đồ ăn mà bé yêu thích, kể cả đồ ăn tanh. Tuy nhiên, đồ ăn tanh cũng giống như đồ ăn có chứa nhiều dầu mỡ, đều khiến bé không dễ tiêu hóa và làm cho lượng máu lên não giảm đi.
Cha mẹ cần làm gì khi con bị sốc nhiệt?
Các bác sĩ khuyến cáo khi trẻ bị sốc nhiệt, cha mẹ cần đưa ngay tới nơi có nhiệt độ ổn định, nhanh chóng làm ấm cơ thể cho nạn nhân và gọi cấp cứu kịp thời.
Khi thời tiết bắt đầu lạnh, cha mẹ cần giữ ấm cho cơ thể là điều rất quan trong nhất là những bộ phận dễ bị lạnh như cổ, tai, mũi, tay, chân, lưng…
Tránh tiếp xúc đột ngột với không khí lạnh khi đi từ trong nhà ra bên ngoài và tuyệt đối không nên lao ngay ra ngoài khi thời tiết trong nhà và ngoài trời chênh lệch nhau quá nhiều bởi điều này cũng rất dễ gây ra sốc nhiệt.
Để nâng cao thể chất, cần ăn uống đủ chất, đảm bảo dinh dưỡng, ăn nhiều hoa quả để giúp cơ thể tăng cường vitamin, nâng cao sức đề kháng. Ăn cân đối các nhóm dưỡng chất: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Uống nước ấm, tránh ăn, uống những thức ăn, nước uống lấy trực tiếp từ tủ lạnh.
Đồng thời, nên tiêm vaccine phòng bệnh (đối với các bệnh có vaccine phòng) và đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh gia đình, giữ ấm nhà cửa.
Dù nhiệt độ hạ thấp, chúng ta vẫn nên giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ. Tuy nhiên, các bạn nên sử dụng nước ấm khi tắm, gội. Đặc biệt, tuyệt đối không nên tắm khuya hoặc tắm quá lâu bởi như vậy sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, là nguyên nhân gây ra "sốc nhiệt".
Lưu ý
Để trẻ ngồi một mình trong xe hơi vào mùa hè là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng trẻ bị sốc nhiệt.
Trong mùa hè, nhiệt độ thường rất cao và duy trì ở mức trung bình là 30 độ C trở lên. Vào mùa hè, các bé cũng thường mắc phải các bệnh như cảm, sốt, trúng gió, cảm nắng. Nguyên nhân khiến các bé mắc phải những bệnh này chính là sự chênh lệch nhiệt giữa nhiệt độ trong nhà và ngoài trời. Ngoài ra, có một nguyên nhân nữa mà ít các ông bố bà mẹ để ý, đó chính là việc để bé ngồi trong xe hơi quá nhiều và quá thường xuyên. Điều này có thể dễ dàng khiến bé bị sốc nhiệt.