Những em nhỏ bị ép làm lính ở Nam Sudan liệu có còn hy vọng trở về cuộc sống của mình?
Khi cuộc chiến vẫn tiếp tục diễn ra, những người hoạt động vì nhân quyền lo ngại sẽ có thêm trẻ em như Charles bị buộc phải chiến đấu và chết. Giám đốc Chính sách và Vận động của tổ chức Save the Children ở Nam Sudan nói. “Mối quan tâm của tất cả mọi người là cứu lấy bọn trẻ, nếu không chúng ta có thể sẽ mất đi một thế hệ”.
Những bộ đồng phục xanh và súng AK-47
Năm 2014, sau khi quân phiến loạn buộc Charles phải theo chúng, chúng đã đưa cậu một khẩu súng và một bộ đồng phục màu xanh. Cùng với những trẻ em khác, cậu ngủ trên đất, nhớ về mẹ và món cháo mà mẹ nấu cho cậu. Suốt cả ngày, cậu học duyệt binh, học tuần tra, học bắn súng. Charles nói: “Bắn súng AK-47 rất khó, nó giật người em cả về phía trước và sau. Chúng từng nói với bọn em đi chiến đấu với người Dinka. Em không muốn làm điều này vì có thể em cũng sẽ bị giết chết”.
Charles thường xuyên nghĩ về việc bỏ trốn nhưng cậu cảm thấy cần trung thành với chỉ huy và những người anh em. Sau 1 năm ở với quân phiến loạn, Charles biết rằng chỉ huy của cậu đã theo quân chính phủ. Cảm giác bị phản bội, cậu quyết định chạy trốn. Cùng với một người bạn, Charles đã tới được một trại bảo vệ của Liên hợp quốc vào tháng 7.
Cuộc chiến đã giết hàng chục nghìn thường dân và khiến hơn 3 triệu người phải dời chỗ ở. Cuộc xung đột cũng gây thiệt hại lớn về kinh tế, gây ra lạm phát và nạn đói.
Giờ đây, Charles đang nhớ gia đình. Cha cậu đang sống tại một khu vực được bảo vệ khác của Liên hợp quốc ở Nam Sudan, mẹ cậu chạy sang Kenya để trốn chiến tranh. Cậu muốn đoàn tụ với mẹ và quay lại trường học. Nhưng cậu sợ điệp viên của chính phủ phát hiện ra cậu đã ở với quân phiến loạn và sợ cả chính quân phiến loạn nữa: “Em sợ họ sẽ đến và bắt em quay lại”.
Nam Sudan có còn hy vọng?
6 năm trước, Nam Sudan dành được độc lập sau hơn 2 thập kỷ nội chiến giữa đạo Hồi phía bắc và đạo Cơ đốc phía nam. Tuy nhiên vào cuối năm 2013, giao tranh giữa người ủng hộ ông Kiir (người Dinka) và ông Machar (người Nuer) đã trở thành cuộc nội chiến.
Sau một thỏa thuận hòa bình năm 2015, ông Kiir đã để ông Machar làm Phó tổng thống trong một chính phủ thống nhất nhưng vào tháng 7 các cuộc xung đột giữa những người ủng hộ ông Kiir và ông Machar nổ ra ở thủ đô. Từ 2014, Mỹ đã hỗ trợ nhân đạo 2,1 tỉ USD cho Nam Sudan, tuy nhiên chính quyền ông Donald Trump đã thay đổi chính sách ngoại giao mới của Washington nên một số người lo ngại những cậu bé như Charles sẽ không còn thời gian nữa.
Kể từ khi nhậm chức vào tháng 1 vừa qua, chính quyền mới của Tổng thống Trump vẫn chưa dự thảo chính sách của Mỹ đối với châu Phi, trong đó có Nam Sudan. Mặt khác, Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn thể hiện lo lắng đối với nạn đói xảy ra ở Nam Sudan nên các nhà quan sát hy vọng chính quyền ông Trump sẽ vẫn hỗ trợ quốc gia này. Ngoài ra, một yếu tố nữa khiến Mỹ ưu tiên Nam Sudan vì một số quan chức cấp cao trong chính quyền ông Trump theo đạo Cơ đốc và đây cũng là tôn giáo của đa số người Sudan.
Cuộc chiến đã giết hàng chục nghìn thường dân và khiến hơn 3 triệu người phải dời chỗ ở. Cuộc xung đột cũng gây thiệt hại lớn về kinh tế, gây ra lạm phát và nạn đói.