Nam sinh "thay áo mới" cho sách giáo khoa

GD&TĐ - Phong cách thiết kế đa dạng, hình ảnh bắt mắt là những ấn tượng về bộ sách giáo khoa lớp 12 do Trần Lâm Nam Bảo, học sinh Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, TP.HCM thiết kế.

Bộ sách giáo khoa lớp 12 do Trần Lâm Nam Bảo thiết kế.
Bộ sách giáo khoa lớp 12 do Trần Lâm Nam Bảo thiết kế.

Sách giáo khoa “khoác áo mới”

Ngày 6/2, Trần Lâm Nam Bảo, học sinh lớp 12 Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, TP.HCM, chia sẻ trên Facebook cá nhân hình ảnh sách giáo khoa lớp 12 do em tự tay thiết kế.

Chia sẻ về lí do bắt tay vào dự án, Nam Bảo cho biết: Em mong muốn giúp học sinh có thể có một cách nhìn khác về mỗi môn học theo hướng tích cực và hứng thú hơn, cũng như khiến những môn học không còn là một khái niệm trừu tượng, mà là một người bạn mình có thể nhìn thấy, cảm giác và hình dung dễ dàng trong đầu.

Sau gần một tuần, bài đăng của Nam bảo đã thu hút hơn 3.700 lượt thích và gần 600 lượt chia sẻ.

Em Phương Dung, học sinh lớp 12 Trường THPT Cầu Giấy, Hà Nội, bày tỏ: Những ý tưởng, cách thiết kế sách giáo khoa của Bảo đã thu hút em bởi sự hiện đại, đơn giản nhưng rất đẹp. Bảo dùng nhiều hình ảnh, màu sắc khiến em cảm thấy hào hứng hơn nếu được sử dụng bộ sách.

Sách giáo khoa môn Hóa học với bìa màu trắng.
Sách giáo khoa môn Hóa học với bìa màu trắng.
Bảo sử dụng nhiều màu sắc giúp ghi nhớ nội dung thông tin.
Bảo sử dụng nhiều màu sắc giúp ghi nhớ nội dung thông tin.

Với mỗi quyển sách, Nam Bảo đều đặt nhiều tâm tư, mục đích rõ ràng, thể hiện sự tìm hiểu, quan sát kỹ càng. Ở sách giáo khoa môn Hoá học, cũng là cuốn sách bản thân tâm đắc nhất, Nam Bảo chọn phong cách thiết kế tối giản với màu trắng làm chủ đạo gợi liên tưởng đến phòng thí nghiệm.

Là bộ môn thiết kế cuối cùng, Lịch sử được Nam Bảo sử dụng phông chữ đậm chất Việt Nam như Hor Tem Regular của nhà thiết kế Quang Huy hay Lost Type của Mack Trinh. Mong muốn thể hiện lịch sử bằng cách kể chuyện qua hình ảnh, Nam Bảo sử dụng nhiều tranh ảnh, nhấn mạnh những câu nói cũng như thông điệp của cha ông ngày xưa.

“Môn Hoá kiến thức chủ yếu được tập trung phần lớn từ những phản ứng và hiện tượng, nên việc tối giản hoá thông tin và sơ đồ tư duy chính là phương pháp mình nghĩ sẽ mang lại hiệu quả cao nhất để học bộ môn này.

Nội dung được thiết kế nhiều khoảng trắng để tránh tạo cảm giác choáng ngợp trước lượng thông tin lớn. Bên cạnh đó là những mảng màu highlight (nổi bật) dễ chịu để đánh dấu những thông tin quan trọng thuận lợi cho mắt tìm kiếm và học phương trình, hiện tượng…”, Bảo chia sẻ.

Hiện tại dự án thiết kế cá nhân của Nam Bảo gồm sách giáo khoa 6 môn Vật lí, Ngữ văn, Hoá học, Lịch sử, Địa lý và Sinh học. Để hoàn thiện dự án, nam sinh sử dụng nhiều phần mềm thiết kế đồ họa phổ biến như Adobe Photoshop, Adobe Illustration và Adobe InDesign.

Nam Bảo hiện đang là học sinh lớp 12 Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, TP.HCM.
Nam Bảo hiện đang là học sinh lớp 12 Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, TP.HCM.

Đam mê thiết kế đồ họa

Khi học tiểu học, Nam Bảo đã có niềm đam mê với thiết kế đồ họa qua việc yêu thích vẽ tranh, chơi trò chơi thiết kế nội thất. Đến năm cấp 2, em bắt đầu tìm hiểu về lĩnh vực này và mày mò sử dụng những phần mềm qua video hướng dẫn trên Internet. Để nâng cao tư duy hình ảnh, Nam Bảo thường ngắm nhìn sản phẩm thiết kế trên các trang web như Behance, mạng xã hội trực tuyến thuộc công ty phần mềm Adobe.

Nam sinh cho biết: "Không chỉ học hỏi, em cũng tìm cách ứng dụng những kiến thức này vào cuộc sống để rèn luyện kỹ năng. Từ năm cấp 2, em thường xung phong làm Powerpoint bài tập cho nhóm, thiết kế miễn phí cho bạn bè và tham gia câu lạc bộ tại trường. Nhờ đó, em có cơ hội thực hành và nâng cao khả năng của mình".

Chia sẻ về quá trình hoàn thiện sản phẩm, Nam Bảo cho biết phải tìm hiểu kỹ càng về thiết kế sách do lĩnh vực này có nhiều điểm khác biệt với thiết kế đồ hoạ. Việc tham khảo các phong cách thiết kế trên thế giới cũng giúp cho nam sinh phát triển nguồn cảm hứng và tư duy bố cục tốt hơn.

“Trong dịp nghỉ Tết Nhâm Dần, em dành ra 7 ngày để thiết kế sách. Mỗi ngày em đặt mục tiêu hoàn thành một cuốn cho một môn học. Khi bắt tay vào thiết kế, em ngồi liên tục từ sáng đến tối. Đôi khi em thấy mệt mỏi nhưng rất vui vì đã hoàn thiện dự án”, Nam Bảo chia sẻ.

Nam sinh cũng chú ý đến tính phân hoá các luồng thông tin khi thiết kế để người học dễ dàng theo dõi nội dung. Trong tương lai, Nam Bảo dự định đăng ký sẽ dự thi ngành Thiết kế đồ hoạ để theo đuổi đam mê với lĩnh vực sáng tạo này.

Dưới đây là hình ảnh bộ sách giáo khoa được Nam Bảo thiết kế:

Bìa sách giáo khoa môn Ngữ văn là hình ảnh người lái đò sông Đà.
Bìa sách giáo khoa môn Ngữ văn là hình ảnh người lái đò sông Đà.
Hình ảnh giúp học sinh có góc nhìn khái quát về tác phẩm.
Hình ảnh giúp học sinh có góc nhìn khái quát về tác phẩm.
Phông chữ trong sách "đậm chất" Việt Nam.
Phông chữ trong sách "đậm chất" Việt Nam.
Tác giả lồng ghép nhiều câu nói của nhân vật lịch sử.
Tác giả lồng ghép nhiều câu nói của nhân vật lịch sử.
Bìa sách giáo khoa môn Sinh học gồm hình ảnh hoa và đậu Hà Lan.
Bìa sách giáo khoa môn Sinh học gồm hình ảnh hoa và đậu Hà Lan.
Cách thiết kế tạo cảm giác gần gũi, thân thuộc.
Cách thiết kế tạo cảm giác gần gũi, thân thuộc.
Bìa sách Vật lí mang hơi hướm hiện đại.
Bìa sách Vật lí mang hơi hướm hiện đại.
Sách giáo khoa nhiều hình ảnh, công thức được làm nổi bật.
Sách giáo khoa nhiều hình ảnh, công thức được làm nổi bật.
Sách giáo khoa Địa lý gây ấn tượng với phông chữ to màu đỏ.
Sách giáo khoa Địa lý gây ấn tượng với phông chữ to màu đỏ.
Phong cách thiết kế giúp phân hoá luồng thông tin.
Phong cách thiết kế giúp phân hoá luồng thông tin.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thầy Tân tranh thủ thời gian rảnh bán vé số để có nguồn hỗ trợ học sinh, dân nghèo. Ảnh: Thành Thật

Thầy giáo bán vé số giúp học trò nghèo

GD&TĐ - Người dân ở thị trấn Phong Điền (Phong Điền, Cần Thơ) từ lâu đã quen với bóng dáng thầy Tân trong bộ quần tây, áo trắng đi bán vé số giúp trò...