Năm mới, nhìn lại 5 bài học giúp bạn nắm giữ được hạnh phúc

GD&TĐ - Hạnh phúc đâu phải điều gì quá khó để kiếm tìm trong cuộc sống. Theo chuyên gia tâm lý Tuệ An, để nắm giữ được hạnh phúc thực sự trong cuộc đời, bạn buộc phải học và rèn luyện được những điều này...

Năm mới, nhìn lại 5 bài học giúp bạn nắm giữ được hạnh phúc
Cuộc sống này dạy cho bạn vô vàn bài học mà ở đó, chính bạn phải tự tìm ra bài học cho riêng mình để cuộc đời bạn trở nên có ý nghĩa hơn bao giờ hết.
Những gì ta cần học quả thực rất nhiều nhưng trước tiên, hãy học cách làm người như lời dạy “Tiên học lễ, Hậu học văn” để trở thành một phiên bản không cần quá hoàn hảo, chỉ cần là phiên bản tốt nhất bạn có thể rèn luyện được đã là điều hạnh phúc rồi.
Hãy biết ơn, trân trọng, yêu thương và đừng để cảm xúc thôi miên lí trí để có thể bình an mỗi ngày.
Học cách yêu lấy mình
Khi bạn còn nhỏ, cha mẹ có thể chăm sóc, lo lắng cho bạn từng li từng tí nhưng khi bạn đủ trưởng thành, cuộc đời sẽ dành tặng bạn những cái tát dư luận khiến bạn bừng tỉnh sau giấc mộng dài của sự yêu thương vô bờ. Bạn đến với thế giới này bằng tiếng khóc nên cuộc đời cũng chẳng thiếu những lời than thân trách phận.
Vậy nên, hãy yêu lấy mình để rồi, một ngày đẹp trời, biến cố ghé thăm… bạn có thể vững vàng đón nhận, đủ sự bình an để giải quyết mọi vấn đề một cách êm đẹp.
Hãy tích lũy kiến thức, hãy làm cho mình trở nên xinh đẹp hơn mỗi ngày, hãy quan tâm đến sự tổn thương trong tâm hồn mỗi tối để biết bạn đang như thế nào để điều chỉnh lại.
Học cách làm chủ cảm xúc
Bạn tin không, cảm xúc có thể đưa bạn đến thành công, đưa bạn đến hạnh phúc nhưng cảm xúc cũng có thể khiến bạn “trắng tay”. Sự bồng bột, không kiềm chế được cảm xúc dẫn đến những hành động thiếu suy nghĩ sẽ phá tan hạnh phúc bạn đang có một cách nhanh chóng mà bạn chẳng thể ngờ.
Vậy nên, khi còn thời gian, còn được sống trên thế gian này, hãy biến mình trở thành một cô gái thanh cao, mực thước, ôn hòa mà đối diện với cuộc sống.
Học cách yêu thương vô điều kiện
Bạn có thể không có quá nhiều tiền, thậm chí là “một con đỗ nghèo khỉ” như cách gọi của một bộ phận giới trẻ hiện nay nhưng có một thứ bạn vô cùng giàu có mà bạn không biết đến. Đó chính là tình yêu thương.
Bạn yêu người bạn thương nhớ, bạn yêu những nhành hoa thơm ngát, bạn bỏ tất cả để chăm sóc ai đó khi người ấy ốm mà chẳng mong cầu, suy nghĩ.
Lúc đó, bạn thực sự là những người giàu có. Sự cho đi ấy có thể khiến bạn phải chịu sự đau đớn nhưng đừng lo, quá khứ sẽ qua đi và những điều tốt đẹp sẽ sớm đến, trả lại bạn những gì bạn đã cho đi.
Học cách chấp nhận và từ bỏ
Có mấy ai sinh ra mà không có sự tham sân si trong lòng. Mấy ai sinh ra mà không muốn mình có cái nọ, cái kia. Nhưng bạn ạ! Cuộc sống này vô thường lắm. Bạn đến với cuộc đời bằng hai bàn tay trắng và khi bạn rời đi cũng chẳng mang theo được nhà lầu, xe hơi nên đừng quá cố chấp, so đo và tính toán.
Lúc vui, lúc buồn, lúc lên voi, lúc chạm tới tận cùng của nỗi đau nhưng rồi, cái gì có thể giữ lại hãy giữ lại, những gì có thể trân trọng hãy trân trọng, cái gì nên buông thì hãy buông bởi cái áo này có thể rất đẹp nhưng nó chưa chắc đã phù hợp với bạn. Cứ chấp nhận những gì đã xảy ra và buông xả để lòng được thảnh thơi.
Học cách biết ơn
Mỗi người đến với ta đều dạy ta một bài học nào đó trong cuộc sống. Người giàu cho ta thấy sự xa hoa của cuộc đời, còn người nghèo dạy ta sự trân trọng những gì mình đang có.
Từng cái cây, ngọn cỏ cũng dạy ta sự tồn tại của thiên nhiên và sự sinh sôi nảy nở của sinh vật. Vậy nên, hãy biết ơn những gì xung quanh ta để trở thành một người tử tế, vị tha và tích cực.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.