Năm kịch bản khó lường của xung đột Nga-Ukraine

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Cuộc xung đột Nga-Ukraine đã bước sang năm thứ hai và vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc, với dự báo là sẽ diễn ra những kịch bản rất khó lường.

Năm kịch bản khó lường của xung đột Nga-Ukraine

Trong bối cảnh Moscow vẫn đang tiếp tục bổ sung nhân lực, vật lực cho chiến dịch quân sự, đã có rất nhiều dự báo về những kịch bản kết thúc của cuộc xung đột.

Kịch bản tốt đẹp nhất dĩ nhiên là một thỏa thuận hòa bình, nhưng theo giới phân tích, Moscow dường như quyết tâm “buộc Ukraine phải chấp nhận một nền hòa bình bất lợi”, trong khi đó việc đưa Kiev ngồi vào bàn đàm phán sẽ là nhiệm vụ phức tạp nhất của lực lượng vũ trang Nga.

Kịch bản này chỉ có thể trở thành hiện thực khi Nga giành chiến thắng áp đảo của trên chiến trường, khiến Ukraine không thể gượng dậy được và dĩ nhiên là Nga đã đạt được tất cả các mục đích của mình là đánh chiếm hoàn toàn vùng Donbass và phần còn lại của Kherson, Zaporozhye; còn Ukraine sẽ mất tới gần 1/3 lãnh thổ.

Kịch bản này là điều dễ xảy ra nhất bởi Nga có đủ lực để hiện thực hóa tham vọng của mình. Tuy nhiên, để đạt được tất cả mục đích thì Moscow cũng sẽ mất không ít thời gian và phải chịu tổn thất không nhỏ.

Kịch bản thứ hai là tiếp diễn một “cuộc chiến tiêu hao”, mà không bên nào giành được thêm ưu thế trên chiến trường.

Nó cũng gần với phương án thứ ba là “đóng băng cuộc xung đột” khi hai bên ký kết một lệnh ngừng bắn tạm thời nhưng không đi đến một thỏa thuận hòa bình vĩnh viễn.

Kịch bản thứ 2 và 3 chỉ hiện hữu khi Moscow không thể đạt được tất cả các mục đích của mình trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, còn Kiev cũng không thể thu hồi được các vùng đất đã mất; nhưng cả Moscow và Kiev đều không thể tuyên bố từ bỏ mục tiêu của mình vì sợ mất thể diện.

Nga muốn đạt được tất cả các mục đích ở Ukraine trước khi ký kết thỏa thuận hòa bình
Nga muốn đạt được tất cả các mục đích ở Ukraine trước khi ký kết thỏa thuận hòa bình

Điều này khiến cuộc chiến giằng dai không hồi kết hoặc tạm thời đóng băng, có thời điểm bùng phát mạnh mẽ mà cũng có thời điểm lắng dịu tùy theo bối cảnh chính trị hoặc điều kiện thời tiết.

Tuy nhiên, kịch bản này khó xảy ra bởi nếu cuộc chiến kéo dài sang năm thứ ba thì đó sẽ là một thất bại chính trị của Tổng thống Nga Vladimir Putin nên trong năm thứ hai Moscow sẽ dốc toàn lực đánh chiếm trọn Donetsk, để nếu rơi vào trong tình trạng bất lợi Nga có thể miễn cưỡng tuyên bố đã đạt được mục đích “giải phóng Donbass” và kết thúc chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Kịch bản thứ tư là “sự lui bước của Nga và chiến thắng cho Ukraine”, tức là Moscow không những không đạt được mục đích của mình, mà còn đánh mất cả những vùng đã sáp nhập vào tay Kiev và buộc phải rút toàn bộ lực lượng khỏi Ukraine “không kèn, không trống”.

Moscow sẽ không bao giờ chấp nhận để mất các vùng đất đã sáp nhập vào tay Ukraine, bởi điều này đồng nghĩa với việc Nga sẽ mất sạch uy tín đối với các vùng lãnh thổ ly khai khác như Nam Ossetia hay Abkhazia (nguyên thuộc Gruzia) hoặc Transnistria (PMR, tức Cộng hòa Moldova Pridnestrovia tự xưng, nguyên thuộc Moldova)…, mà nước này đang bảo hộ.

Hơn nữa, Moscow đã nhiều lần tuyên bố sẽ sử dụng cả vũ khí hạt nhân nếu các vùng lãnh thổ mới sáp nhập bị đe dọa. Và điều đó sẽ dẫn tới kịch bản thứ 5: Sau khi phải nhận “những thất bại không thể gượng dậy trên chiến trường”, Nga buộc phải sử dụng vũ khí hạt nhân (chiến thuật).

Nếu bị mất 4 vùng lãnh thổ đã sáp nhập hồi tháng 9/2022, Nga sẽ mất uy tín đối với các vùng lãnh thổ ly khai khác như Nam Ossetia hay Abkhazia
Nếu bị mất 4 vùng lãnh thổ đã sáp nhập hồi tháng 9/2022, Nga sẽ mất uy tín đối với các vùng lãnh thổ ly khai khác như Nam Ossetia hay Abkhazia

Đây cũng là điều mà cả thế giới lo sợ nhất bởi việc Moscow sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine sẽ xâm phạm “lằn ranh đỏ” của NATO, dẫn đến sự can thiệp quân sự trực tiếp của khối này.

Như vậy, cuộc xung đột quân sự giữa hai quốc gia láng giềng sẽ biến thành một cuộc chiến kinh hoàng giữa một cường quốc quân sự hàng đầu thế giới với khối quân sự mạnh nhất thế giới, kéo nhân loại sa vào cuộc Chiến tranh Thế giới Thứ 3 mà không biết trước tương lai sẽ như thế nào.

Tuy nhiên, kịch bản thứ 4 và thứ 5 là rất khó xảy ra, bởi rất ít người tin vào một chiến thắng rực rỡ của Kiev trước Moscow, khi thực tế là cán cân lực lượng giữa hai bên quá chênh lệch.

Thậm chí, nếu phương Tây có thể cung cấp cho nước này hàng nghìn xe tăng, hàng trăm chiến đấu cơ hiện đại may ra mới có thể giúp Ukraine cân bằng được cán cân lực lượng, chứ đừng nói là giành được lợi thế trước Nga, hay là hy vọng đến chiến thắng.

Thực tế là cho đến nay, phần lớn những nước phương Tây ủng hộ Kiev cũng phải thừa nhận là Ukraine “đã mất Crimea vĩnh viễn”; phần còn lại của Donetsk, Lugansk cũng không thể giữ được; Kherson, Zaporozhye sẽ mất nốt những phần còn lại; thậm chí Odessa cũng đang bị đe dọa.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Máy trồng chanh dây tự động giải phóng sức lao động cho người nông dân.

Máy tạo bầu trồng chanh dây đa năng

GD&TĐ - Máy tạo bầu trồng chanh dây đa năng có thể thực hiện tự động tất cả các khâu, giúp tiết kiệm chi phí nhân công và nâng cao năng suất vườn ươm.
Ảnh minh họa ITN.

Khâu trọng yếu

GD&TĐ - Để Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 diễn ra an toàn, nghiêm túc yếu tố con người vẫn là quan trọng nhất...