Mỹ viện trợ khi chưa giải quyết được nguy cơ vỡ nợ

GD&TĐ -Sau cuộc gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại Nhật Bản, Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố sẽ cung cấp gói viện trợ 375 triệu USD.

Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố sẽ cung cấp gói viện trợ 375 triệu USD.
Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố sẽ cung cấp gói viện trợ 375 triệu USD.

Hôm 20/5, sau cuộc gặp với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G7, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố gói viện trợ quân sự mới trị giá 375 triệu USD cho Ukraine.

Tờ Politico dẫn lời 3 quan chức Mỹ và Ukraine thân cận với cuộc gặp của các nhà lãnh đạo cho biết, gói viện trợ mới này sẽ bao gồm thêm đạn pháo, xe bọc thép và vũ khí chống tăng.

Tất cả các thiết bị mà Mỹ và đồng minh đã cung cấp cho Kiev trong quá khứ nhưng Mỹ cho rằng sẽ rất cần thiết trong những tháng giao tranh cam go dự kiến ​​vào mùa xuân và mùa hè này.

Tin tức này được đưa ra khi Tổng thống Mỹ phát đi tín hiệu rằng ông sẽ bật đèn xanh cho bên thứ ba chuyển giao máy bay chiến đấu F-16 của Mỹ cho Ukraine, đồng thời nói với các đối tác G7 của mình qua đêm rằng ông sẽ hỗ trợ nỗ lực chung quốc tế để đào tạo phi công Ukraine trên máy bay.

Các động thái này thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ của Washington đối với Kiev trước một cuộc phản công dự kiến ​​mà người Ukraine hy vọng sẽ chiếm lại nhiều lãnh thổ bị Nga chiếm giữ.

Các quốc gia đã sử dụng F-16 trong nhiều thập kỷ như Bỉ, Đan Mạch và Hà Lan cho biết họ sẽ tham gia chương trình đào tạo, trong khi Na Uy cũng đang cân nhắc giúp đỡ.

Tuyên bố về gói viện trợ mới cho Ukraine được rất nhiều quan tâm bởi thực tế là ông Biden đang đối mặt với cả loạt vấn đề về ngân sách Chính phủ và Lầu Năm Góc đang đứng trước cuộc khủng hoảng tài chính về vấn đề kế toán vốn đã làm "bay" 3 tỷ USD tiền viện trợ cho Ukraine.

Rắc rối tài chính ở Bộ Quốc phòng Mỹ đã gây nên những lo ngại về khả năng Washington có thể tiếp tục viện trợ Ukraine trong tương lai hay không.

Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng chưa nhận được bất cứ tín hiệu nào tích cực về việc đàm phán nâng trần nợ, ngăn nguy cơ bị vỡ nợ trong tháng tới.

Cuộc họp lần thứ hai giữa các quan chức Chính phủ Mỹ và nghị sĩ Đảng Cộng hòa về nâng mức trần nợ 31,3 nghìn tỷ USD đã kết thúc mà không có bất cứ tiến bộ nào được đưa ra bởi hai bên.

Reuters cho biết, các quan chức Mỹ tiết lộ không có cuộc họp bổ sung nào được ấn định sau cuộc họp hôm 19/5, có nghĩa là căng thẳng vẫn chưa có biện pháp giải quyết.

Hiện chỉ còn 2 tuần nữa là đến ngày 1/6, ngày mà Bộ Tài chính Mỹ cảnh báo Chính phủ Liên bang sẽ có thể không trả được tất cả các khoản nợ của mình, đồng thời kích hoạt một vụ vỡ nợ đầy nguy hiểm tác động đến toàn cầu.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Bình dân học vụ số

GD&TĐ - Sáng 18/11, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm có cuộc gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam.

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

GD&TĐ - Trong hai tháng thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, học sinh Trường THPT Chu Văn An đã tổ chức sự kiện Sparkling Chu Văn An 2024.