Mỹ: Trường học khai giảng giữa lạm phát

GD&TĐ -Chi tiêu cho đồ dùng học tập trong các trường học Mỹ đã tăng 40% trước thềm năm học 2022 – 2023 do lạm phát khiến giá cả leo thang, theo Liên đoàn Bán lẻ Quốc gia Mỹ. Không chỉ phụ huynh, giáo viên các trường học cũng chật vật chuẩn bị trang thiết bị học tập cho năm học mới.

Đồ dùng học tập tăng giá trước thềm năm học mới.
Đồ dùng học tập tăng giá trước thềm năm học mới.

Các trường phổ thông tại Mỹ bắt đầu khai giảng năm học 2022 – 2023 từ tháng 8. Thời điểm này, giáo viên các trường tích cực mua sắm đồ dùng học tập, trang thiết bị để đón học sinh tựu trường.

Tuy nhiên, mọi vật dụng, từ giấy đến bút chì, máy tính cầm tay... đều tăng giá khiến nhiều giáo viên phải cắt giảm đồ dùng hoặc thay thế bằng các mặt hàng rẻ hơn.

Cô giáo Kristina Eisenhower, 35 tuổi, làm việc tại bang Arkansas, cho biết: “Hiện nay, một hộp bút chì hãng Ticonderoga, loại phổ thông các trường thường dùng, có giá 3,99 USD, tăng gần 25% so với một năm trước. Vì vậy, giáo viên phải mua những loại bút chì giá rẻ hơn với nguồn cung rẻ hơn”.

Tại bang Arkansas, hàng năm, giáo viên được phân bổ 500 USD (khoảng 11 triệu đồng) để mua sắm tài liệu, đồ dùng học tập trong lớp học. Khoản tiền này đã không tăng trong 15 năm.

Trong khi đó, theo dữ liệu từ công ty phân tích NielsenIQ, giá giấy kẻ ô vuông đã tăng 23%, kéo tăng 8% còn bọc sách tăng 28% so với năm học trước. Ước tính, dự đoán chi tiêu cho mỗi học sinh trước thềm năm học mới là 661 USD, tăng 8% so với năm học 2021 – 2022. Các khoản chi tăng vọt chủ yếu do giá đồng phục, đồ dùng học tập tăng cao.

Trước tình trạng trên, một số giáo viên đã thành lập các nhóm mua chung số lượng lớn để lấy giá sỉ hoặc được giảm giá. Thậm chí, họ phải bỏ tiền túi để chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị cho lớp học. Ước tính, trung bình mỗi giáo viên sẽ chi 500 USD tiền túi cho các lớp học.

Các khu học chánh hiện đang kêu gọi giáo viên tận dụng đồ dùng học tập chưa qua sử dụng hoặc còn giá trị sử dụng từ năm học trước; đồng thời, tăng cường tái chế nhằm giảm chi phí mua sắm đầu năm học.

Ông Denise Kennedy, Chuyên viên Sở Dịch vụ Xã hội, quận Bedford, bang Virginia, cho biết: “Chúng tôi tổng hợp những đồ dùng học tập còn thừa của năm học trước, đóng gói và phân phát cho các trường. Đồng thời, mỗi trường cũng tận dụng số lượng nguồn cung có hạn. Nếu các trường gặp khó khăn trong năm học, chúng tôi sẵn sàng giúp đỡ”.

Về phía phụ huynh Mỹ, để giảm bớt chi phí, các gia đình đang tái sử dụng đồ dùng học tập của các con em trong gia đình, tiết kiệm các khoản chi tiêu trong gia đình hoặc không đi du lịch.

Anh Marco Varjas, thành phố Plano, bang Texas, chia sẻ: “Tôi đang mua sắm cho con gái mình. Nó là đứa thứ tư trong gia đình nên tôi rất giỏi trong lĩnh vực này. Tôi am hiểu giá cả của mọi đồ dùng học tập và kết hợp mua sắm trực tuyến lẫn trực tiếp để tìm được giá rẻ hơn”.

Khủng hoảng chi phí sinh hoạt do lạm phát cũng là khó khăn chung của nhiều quốc gia hiện nay như Anh, Đức, Phần Lan... và lạm phát cũng ảnh hưởng lên giáo dục.

Tại Phần Lan, một số nhà cung cấp thực phẩm trường học cảnh báo các trường, chính quyền địa phương phải chuẩn bị tăng ngân sách cho bữa trưa học đường trong bối cảnh giá cả tăng vọt. Còn tại Anh, nhiều sinh viên rơi vào tình cảnh vô gia cư, không thuê được nhà trọ vì giá phòng cho thuê quá đắt đỏ còn kí túc xá luôn trong tình trạng hết phòng.

Theo Yle, Reuters

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

GD&TĐ - Trong hai tháng thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, học sinh Trường THPT Chu Văn An đã tổ chức sự kiện Sparkling Chu Văn An 2024.

Minh họa/INT

Giá của thi trên mạng

GD&TĐ - Một phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Ngô Quyền (Đà Nẵng) đã mất 55 triệu đồng vì đăng ký cho con dự cuộc thi viết chữ đẹp trên mạng.