Mỹ trong màn kịch quay cuồng

GD&TĐ - Với việc Chủ tịch Hạ viện Mỹ bị phế truất, cộng với những hoài nghi của các đảng viên Cộng hòa khiến Lầu Năm Góc đang rơi vào màn kịch quay cuồng.

Nguồn tài trợ của Mỹ cho Ukraine đang bị đe dọa
Nguồn tài trợ của Mỹ cho Ukraine đang bị đe dọa

Khi chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ vào năm tới đang nóng lên, Ukraine nổi lên như một chủ đề trung tâm.

Tổng thống Mỹ Joe Biden hiện đang nỗ lực tập hợp sự ủng hộ cho gói viện trợ mới cho Ukraine - đất nước đang bị chiến tranh tàn phá nặng nề, trong bối cảnh sự hoài nghi ngày càng tăng từ các đảng viên Cộng hòa trong một Quốc hội bị chia rẽ sâu sắc.

Thử thách của ông Biden ngày càng trở nên khó khăn hơn khi những người theo đường lối cứng rắn của Đảng Cộng hòa đã thúc đẩy cuộc bỏ phiếu hôm 3/10 dẫn đến việc phế truất Chủ tịch Hạ viện của chính đảng này, Joe McCarthy.

Các chuyên gia đặt câu hỏi: Vậy điều này báo trước điều gì cho Ukraine? Phải chăng Mỹ - đồng minh trung thành nhất của Ukraine cho đến nay, sắp giảm quy mô các gói viện trợ hào phóng?

Và, với vai trò của Mỹ trong việc tập hợp sự ủng hộ trên khắp phương Tây, liệu những nước khác có dao động không?

Những diễn biến gần đây, trong đó chứng kiến Quốc hội Mỹ bỏ qua các điều khoản cấp thêm kinh phí để ngăn chặn việc chính phủ đóng cửa, đã gây ra làn sóng chấn động khắp Đại Tây Dương.

Tổng thống Biden hiện đang thúc ép các thành viên Quốc hội ủng hộ một thỏa thuận riêng về tài trợ cho Ukraine. Ông đang dựa vào sự hỗ trợ từ McCarthy, tuy nhiên, người này lại vừa mới bị cách chức.

Trước sự ra đi đầy kịch tính của mình, McCarthy đã nêu lên mối lo ngại của các thành viên về trách nhiệm giải trình liên quan đến số tiền gửi đến Kyiv.

Cho đến nay, Mỹ được biết đến là nước ủng hộ chính cho Kiev, cung cấp hơn 113 tỷ USD viện trợ quân sự, nhân đạo và kinh tế. Như vậy là quá nhiều hay quá ít?

Những người phản đối viện trợ cho Ukraine của Đảng Cộng hòa cho rằng, số tiền này nên được chi cho các mối quan tâm trong nước, chẳng hạn như an ninh biên giới, luật pháp và trật tự cũng như cứu trợ các thảm họa thiên nhiên liên quan đến khí hậu tấn công đất nước với tần suất ngày càng tăng.

Viện trợ cho Ukraine là một phần đáng kể trong yêu cầu ngân sách quốc phòng trị giá 773 tỷ USD cho năm 2023. Nó cao hơn nhiều so với mức 25 tỷ USD dự kiến dành cho an ninh biên giới trong năm nay - một vấn đề chính đối với những người bảo thủ.

Tiền đang cạn kiệt.

Như kiểm soát viên Bộ Quốc phòng (DoD) Michael McCord đã chỉ ra, tính đến ngày 2/10, Bộ Quốc phòng chỉ còn lại 1,6 tỷ USD để thay thế vũ khí gửi đến Ukraine, không còn khoản tiền nào theo Sáng kiến ​​Hỗ trợ An ninh Ukraine (USAI) và 5,4 tỷ USD sử dụng Quyền Rút vốn của Tổng thống (PDA).

Tuy nhiên, khi chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ ngày càng gia tăng, những lời cầu xin như vậy có thể sẽ không được lắng nghe.

Viện trợ quân sự đơn giản không được coi là một chiến lược chiến dịch mang lại thắng lợi.

Những đảng viên Cộng hòa theo đường lối cứng rắn như Gaetz, một người ủng hộ cựu Tổng thống Donald Trump, người đang tìm cách tái tranh cử vào Nhà Trắng trong năm tới, có vẻ sẽ tiếp tục lên tiếng kêu gọi chống lại viện trợ trong những tháng tới.

Theo Al Jazeera

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ