Mỹ thử thành công tên lửa hành trình cỡ nhỏ siêu đặc biệt

GD&TĐ - Leidos Dynetics đã công bố tên lửa hành trình cỡ nhỏ mới có tên "Mũi tên đen" và đã thử nghiệm thành công.

Mỹ thử thành công tên lửa hành trình cỡ nhỏ siêu đặc biệt

Theo Leidos Dynetics, trong quá trình thử nghiệm, độ an toàn khi vận chuyển và phóng tên lửa từ thùng phóng trên máy bay đã được kiểm tra.

Những cuộc thử nghiệm này được thực hiện nhằm chuẩn bị cho các chuyến bay trình diễn trên chiến đấu cơ của Bộ Chỉ huy Tác chiến Đặc biệt thuộc Không lực Hoa Kỳ dự kiến ​​diễn ra vào mùa thu năm nay.

Bài kiểm tra thoát khỏi thùng phóng đầu tiên đối với tên lửa được thực hiện vào tháng 12 năm 2023 từ máy bay AC-130J. Cuộc thử nghiệm mới nhất thể hiện khả năng tích hợp với Hệ thống quản lý chiến đấu của Trung tâm tác chiến bề mặt hải quân, phần mềm điều hành chuyến bay, hiệu suất dẫn đường và chức năng an toàn khi bay.

Công ty Leidos bắt đầu nghiên cứu phát triển tên lửa hành trình nhỏ vào năm 2021. Trong năm 2022, một thỏa thuận nghiên cứu và phát triển chung đã được ký kết giữa họ và Bộ Tư lệnh Tác chiến Đặc biệt Hoa Kỳ.

"Kinh nghiệm của chúng tôi với việc triển khai nhanh chóng Bom cỡ nhỏ GBU-69 (SGM) và cuộc trình diễn của DARPA X-61 Gremlins, cùng với việc tập trung vào tính linh hoạt và đổi mới, đã dẫn đến những cột mốc quan trọng trong chương trình tên lửa hành trình cỡ nhỏ", ông Mark Miller - Phó Chủ tịch Cấp cao của Leidos Dynetics nói rõ.

Tên lửa hành trình mới được chế tạo theo nguyên tắc kiến ​​trúc mở và được thiết kế để tích hợp vào nhiều hệ thống con, bất kể nguồn gốc của chúng. Thông số kỹ thuật của sản phẩm vẫn chưa được tiết lộ nhưng nhìn từ bên ngoài, tên lửa này giống với những gì được trình bày trong cuộc cạnh tranh tên lửa hành trình siêu rẻ.

3-kopyya-kopyya-kopyya-kopyya-1-1536x423-7826.jpg
Dự án tên lửa hành trình ETV của Leidos Dynetics và Zone 5.

Vào tháng 6 năm 2024, Lầu Năm Góc phát động cuộc thi phát triển tên lửa hành trình dễ sản xuất, chi phí chế tạo sẽ không vượt quá 150 nghìn đô la. Bốn công ty đã được chọn tham gia chương trình: Anduril Industries, Integrated Solutions for Systems, Leidos Dynetics và Zone 5 Technologies.

Văn phòng Vũ khí Không lực Hoa Kỳ và Đơn vị Đổi mới Quốc phòng đã cùng khởi động chương trình, mục tiêu là tạo ra tên lửa hành trình đơn giản và rẻ nhất có thể dựa trên các công nghệ thương mại sẵn có.

"Nhà phát triển sẽ tích hợp các thành phần thương mại sẵn có bất cứ khi nào có thể để giảm thiểu tắc nghẽn trong chuỗi cung ứng và giữ chi phí sản xuất ở mức thấp".

"Điều này sẽ giúp giảm thiểu việc sử dụng các vật liệu đắt tiền và cung cấp khả năng sản xuất nhanh chóng, điều không thể thực hiện được với loại phức tạp hơn”, một thông báo trên trang web của Lầu Năm Góc.

Các yêu cầu của chương trình được thiết kế sao cho trong trường hợp cần thiết, Hoa Kỳ có thể nhanh chóng triển khai tên lửa dựa trên những thành phần phi quân sự có sẵn trên thị trường. Điều này sẽ đa dạng hóa và đảm bảo hoạt động hậu cần trong tương lai cũng như đơn giản hóa việc mở rộng quy mô sản xuất.

Định nghĩa chiến đấu cơ thế hệ mới của Mỹ là gì?
Theo Militarnyi

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà báo Phạm Khánh Huy. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Vinh danh những nhà giáo âm thầm cống hiến

GD&TĐ - Tìm kiếm, tôn vinh và lan tỏa những tấm gương nhà giáo luôn âm thầm cống hiến, hết lòng vì thế hệ tương lai là một trong những nhiệm vụ của người làm báo.

Học sinh Trường THPT chuyên Lào Cai cất điện thoại khi đến lớp. Ảnh: NTCC

Những tiết học không smartphone

GD&TĐ - Với mục tiêu xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, ngành GD các địa phương đã chỉ đạo quản lý sử dụng điện thoại trong trường.

Silic hữu cơ có khả năng chống tia UV được tìm thấy trong bã mía.

Học sinh làm kem chống nắng từ bã mía

GD&TĐ - Hợp chất hữu cơ Silic có trong bã mía có thể thay thế kem chống nắng, giúp bảo vệ da khỏi tia cực tím, là phát hiện của nhóm học sinh Hà Nội.