Hòn đảo này có tầm quan trọng chiến lược, khi là nơi triển khai các căn cứ lớn của Hải quân và Không quân Hoa Kỳ, giữ vai trò cốt lõi đối với khả năng tung sức mạnh quân sự của Washington trên khắp khu vực rộng lớn.
Tờ Military Watch sau khi đề cập đến báo cáo của Quân đội Hoa Kỳ đã lưu ý rằng trước những thách thức hiện có, Washington bắt đầu di chuyển các cơ sở hàng hải từ Okinawa (Nhật Bản) đến đảo Guam (một phần của Quần đảo Mariana), nơi được coi là nơi an toàn hơn. Điều này càng làm tăng tầm quan trọng của hòn đảo nói trên.
Đầu những năm 2030, máy bay ném bom tàng hình B-21 Raider sẽ xuất hiện trên đảo Guam, do tầm hoạt động ngắn hơn so với B-2 Spirit, vì vậy tốt hơn là nên giữ chúng gần bờ biển châu Á để có thể đưa ra phản ứng kịp thời mà không cần tiếp nhiên liệu.
"Có tới 20 địa điểm phòng không mới được lên kế hoạch triển khai trên đảo Guam, như một phần trong nỗ lực cải thiện đáng kể khả năng sống sót của các mục tiêu quan trọng".
"Đối với những địa điểm này, Mỹ dự kiến sẽ điều động nhiều tổ hợp tên lửa đất đối không, radar và thiết bị khác, như một phần của kế hoạch mở rộng Hệ thống phòng thủ tên lửa và phòng không (EIAMD)", tờ Military Watch nói rõ.
Theo nhận xét, hệ thống phòng thủ tên lửa trên đảo Guam có thể bảo vệ "toàn bộ 360 độ", điều này sẽ đạt được bằng cách phân phối các thành phần trên khắp hòn đảo.
Mặc dù vậy vẫn chưa rõ vũ khí bổ sung nào và với số lượng bao nhiêu sẽ được triển khai.
Song song với nỗ lực củng cố hệ thống phòng thủ tên lửa ở đảo Guam, Quân đội Mỹ cũng đang tìm cách đa dạng hóa các cơ sở của mình để phân phối lực lượng sang Đông Á, bao gồm cả việc mở rộng căn cứ trên Đảo Wake và Bắc Australia, nơi được cho là có thể tiếp nhận oanh tạc cơ tàng hình B-21 Raider.
Khi Đông Á ngày càng trở thành trung tâm của công nghệ cao toàn cầu và nền kinh tế thế giới, khả năng thống trị khu vực bằng quân sự và tấn công các đối thủ tiềm tàng ngày càng trở nên quan trọng đối với lợi ích của Hoa Kỳ.
Trong khi đó, Bắc Kinh đã phát triển máy bay ném bom H-20, có thể bắt đầu hoạt động đồng thời với B-21. Tuy nhiên, việc Trung Quốc thiếu các căn cứ không quân ở nước ngoài có nghĩa là máy bay ném bom của họ cần có tầm hoạt động xa hơn nhiều, tương đương với B-2 để có thể trả đũa nếu cần thiết, các phương tiện truyền thông kết luận.
Cần nhắc lại vào tháng 3/2023, Cơ quan Phòng thủ Tên lửa Mỹ đã yêu cầu hơn 800 triệu USD để bảo vệ căn cứ quân sự ở đảo Guam. Tới tháng 12/2024, họ sẽ tiến hành cuộc thử nghiệm toàn diện lần đầu tiên trong lịch sử hòn đảo đối với khả năng đẩy lui một cuộc tấn công tên lửa giả định từ đối thủ tiềm tàng.
Bài kiểm tra liên quan đến việc sử dụng radar phòng không/phòng thủ tên lửa, tên lửa đánh chặn SM-3, THAAD, hệ thống Patriot, cũng như tổ hợp điều khiển chiến đấu và trao đổi thông tin cho toàn bộ khu vực phòng không và phòng thủ tên lửa này.
Người Mỹ đang lên kế hoạch tạo ra một "lá chắn" đáng tin cậy nhất trên thế giới.
Hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD hoạt động ra sao? |