Bộ phận phát triển và nghiên cứu bí mật của Cơ quan nghiên cứu dự án quốc phòng hiện đại Mỹ (DARPA) hy vọng rằng việc cấy chíp vào não của những người lính sẽ “vén màn” những bí mật được tìm kiếm bấy lâu nay về trí tuệ nhân tạo - theo một quyển sách mới về lịch sử của cơ quan này.
Lầu Năm Góc đã theo đuổi việc nghiên cứu trí tuệ nhân tạo kể từ những năm 1950. Hiện nay, DARPA vẫn đang tiếp tục mục tiêu đó thông qua “vỏ ngoài” là một chương trình được thiết kế để giúp đỡ những người lính não bộ bị tổn thương - theo Annie Jacobsen, tác giả của cuốn “The Pentagon’s Brain”.
Trả lời NPR, Jacobsen cho biết: “Trong 2,5 triệu người Mỹ từng thực hiện nhiệm vụ tại Iraq và Afghanistan có khoảng 300.000 người đã trở về trong tình trạng chấn thương não. DARPA đã khởi xướng một loạt các chương trình để giúp phục hồi chức năng nhận thức và sửa chữa thiệt hại này. Và những chương trình đó liên quan đến việc đưa những con chíp vào bên trong mô não”.
DARPA đang phát triển một chương trình cấy ghép não có thể giúp chức năng bộ nhớ.
Đối với công chúng, những chương trình này giống như là DARPA đang tìm cách sử dụng công nghệ máy tính để giúp những người bị chấn thương não. Tuy nhiên, Jacobsen tiết lộ rằng các nhà khoa học là cựu thành viên của DARPA đã lo ngại về việc bất cứ điều gì được phát hiện trong những chương trình này có thể được sử dụng cho các hoạt động bí mật: “Nguồn tin của tôi đã gợi ý rằng chìa khóa để đến với trí tuệ nhân tạo nằm bên trong não người.
Những chương trình cấy chíp vào não mà DARPA đang thực hiện, trên thực tế chính là nguyên mẫu để biến ý tưởng trí tuệ nhân tạo thành hiện thực”.
Tuy nhiên, theo tạp chí Tin tức Quốc phòng, DARPA vẫn chưa có khả năng cấy chíp. Họ còn tiết lộ rằng một báo cáo vào năm ngoái cho biết DARPA vẫn chưa đi vào giai đoạn thử nghiệm.
Báo cáo đã nêu: “Quân đội hy vọng sẽ có một nguyên mẫu trong vòng năm năm nữa và sau đó sẽ lên kế hoạch xin sự chấp thuận của FDA”.
Khi DARPA tiến hành chương trình khôi phục hoạt động của bộ nhớ (RAM) vào năm ngoái, nó dự định rằng sẽ mất khoảng bốn năm để các nhà nghiên cứu cấy được chíp vào cơ thể người.
GD&TĐ - Dù điều kiện học tập có phần hạn chế nhưng, Dương Đình Thanh người dân tộc Tày vẫn sở hữu điểm số ba môn Toán, Vật lí và tiếng Anh vô cùng ấn tượng.