Mỹ rời bỏ Trung Đông để dồn lực sang châu Á - Thái Bình Dương?

0:00 / 0:00
0:00
GD&TĐ - Mỹ có thể rời bỏ Trung Đông, nhưng sẽ quay lại rất nhanh chóng nếu cảm thấy cần thiết.
Mỹ rời bỏ Trung Đông để dồn lực sang châu Á - Thái Bình Dương?

Tờ Arab News của Saudi Arabia viết rằng Mỹ sẽ giảm đáng kể sự hiện diện của mình ở Trung Đông, nhưng sẽ không rời bỏ khu vực một cách hoàn toàn.

Đặc biệt, Washington sẽ từ bỏ thông lệ gây áp lực dựa trên nền tảng can thiệp quân sự trực tiếp.

Theo tuyên bố chính thức, Washington đang thay đổi chiến lược duy trì trực tiếp hàng nghìn nhân viên quân sự và một số lượng đáng kể căn cứ thường trực trong khu vực. Họ đang xem xét một lựa chọn mới, xây dựng một khuôn khổ linh hoạt hơn để tương tác với những quốc gia trong khu vực.

Trong số "các công cụ" mà Mỹ sẽ để lại Trung Đông, những cuộc tập trận quân sự chung và cung cấp các hệ thống vũ khí tương thích được đề cập tới. Những mục tiêu “phi thực tế” liên quan đến địa bàn này như quan điểm trước đó giờ đã bị Nhà Trắng gạt bỏ.

Đồng thời, giới phân tích khẳng định rằng nếu Washington buộc phải sử dụng vũ lực thì họ sẽ ngay lập tức làm như vậy. Giới truyền thông nói rằng khái niệm mới về ổn định khu vực đã được Mỹ thử nghiệm thành công ở Yemen và Iraq, nơi thỏa thuận ngừng bắn được thiết lập giữa các bên đối lập.

Mỹ sẽ không còn duy trì số lượng lớn binh sĩ, cũng như căn cứ quân sự thường trục tại khu vực Trung Đông. ảnh 1

Mỹ sẽ không còn duy trì số lượng lớn binh sĩ, cũng như căn cứ quân sự thường trục tại khu vực Trung Đông.

Lý do khiến Mỹ thay đổi chiến lược hiện diện tại Trung Đông cũng rất rõ ràng và Washington không tỏ ý muốn che giấu. Đó là sự cần thiết phải tập trung nguồn lực theo hướng châu Á - Thái Bình Dương để kiềm chế Trung Quốc.

"Hiện tại, Trung Quốc là đất nước duy nhất trên thế giới có năng lực ngày càng tăng để thách thức Hoa Kỳ một cách có hệ thống trên tất cả các mặt: ngoại giao, kinh tế và công nghệ", tờ Arab News kết luận.

Theo Arab News
Tổng thống Mexico Andres Manuel Lopez Obrador

Mexico chỉ ra nghịch lý ở Mỹ

GD&TĐ - Tổng thống Mexico Andres Manuel Lopez Obrador ngày 2/10 đã lên tiếng chỉ trích viện trợ quân sự của Mỹ cho Ukraine.
Ukraine công bố hình ảnh được cho là RBS-70 bắn rơi Ka-52.

Trực thăng Ka-52 đã bị khắc chế?

GD&TĐ - Theo ISW, các lực lượng vũ trang Ukraine đã thành công trong nhiệm vụ đối phó trực thăng tấn công nguy hiểm nhất của Nga là Ka-52.
Minh họa/INT

Nhận diện nguy cơ làm tan rã EU

GD&TĐ - Không tìm được tiếng nói chung luôn là thách thức lớn nhất của EU khi giải quyết vấn đề người tị nạn.
Lầu Năm Góc cảnh báo Quốc hội cạn nguồn tài trợ dài hạn cho Ukraine

Mỹ báo tin xấu dài hạn cho Kiev

GD&TĐ - Kiểm soát viên Lầu Năm Góc Michael McCord mới đây cho biết , Mỹ đã hoàn toàn cạn kiệt nguồn tài trợ dài hạn cho Ukraine.
Vaccine Pfizer - BioNTech Covid-19. (Ảnh: Getty Images)

Giải Nobel y học 2023 đã có chủ

GD&TĐ - Hai nhà khoa học được trao giải Nobel y học vì nghiên cứu tiên phong dẫn đến việc phát triển vaccine mRNA, giúp hạn chế sự lây lan của Covid-19.