Mỹ bắt đầu nhận hậu quả vì đóng băng tài sản của Nga

GD&TĐ - Mỹ nhanh chóng bị lãnh hậu quả vì đóng băng dự trữ ngoại hối của Nga, ý kiến trên được đưa ra bởi nhà phân tích tài chính Christian Dehemer.

Mỹ bắt đầu nhận hậu quả vì đóng băng tài sản của Nga

Chính quyền Tổng thống Biden đang ngày càng sử dụng đồng đô la Mỹ như một vũ khí chống lại các đối thủ cạnh tranh. Cụ thể, Hoa Kỳ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt tài chính sâu rộng đối với Nga và đóng băng một phần dự trữ ngoại hối của nước này.

Theo chuyên gia Christian Dehemer trong bài phân tích đăng trên tờ Energy and Capital, Washington đã nhanh chóng phải trả giá cho hành động của mình.

Trong bối cảnh Mỹ áp đặt các lệnh trừng phạt chống Nga, nhiều quốc gia bắt đầu tìm kiếm một giải pháp thay thế cho USD. Đặc biệt, gần đây báo chí đã biết về việc Saudi Arabia đang đàm phán với các nước BRICS để tham gia vào loại tiền tệ mới đang được phát triển trong khối.

Nền kinh tế thế giới hoạt động dựa trên đô la Mỹ và sử dụng hệ thống thanh toán liên ngân hàng SWIFT để thực hiện các nghĩa vụ của mình, nhưng sau khi Washington đưa ra hạn chế tài chính đối với Liên bang Nga, đã có những thay đổi trên phạm vi toàn cầu.

Nhiều quốc gia lo ngại mình sẽ là đối tượng "nối gót" Nga bị Mỹ đóng băng tài sản.

Nhiều quốc gia lo ngại mình sẽ là đối tượng "nối gót" Nga bị Mỹ đóng băng tài sản.

Thế giới đang nghĩ về sự cần thiết phải đa dạng hóa tài sản của mình. Như chuyên gia của tờ Energy and Capital cho biết, bản ghi nhớ do chính quyền Tổng thống Biden trình bày có ảnh hưởng rất lớn khi nói rằng bất kỳ tổ chức tài chính nào của Liên bang Nga đều có thể trở thành đối tượng của các biện pháp trừng phạt.

“Sau khi Nhà Trắng đưa ra thông điệp này, có thể được mô tả là một sai lầm lớn, mọi quốc gia trên Trái đất chợt bừng tỉnh và nhận ra rằng hầu hết nguồn dự trữ của họ đang bị đe dọa đóng băng", ông Dehemer cho biết.

Cộng đồng quốc tế đã nhận ra rằng bất kỳ nước nào khác cũng có thể rơi vào tình trạng của Nga. Do đó, họ bắt đầu tìm cách giảm sự phụ thuộc vào Hoa Kỳ và tiền tệ của nước này.

Mọi thứ đã đi xa đến mức các thành viên của BRICS do Nga - Trung Quốc đứng đầu đã bắt tay phát triển một loại tiền tệ mới, dự kiến sẽ thay thế đồng đô la.

Và khi Saudi Arabia - nước sản xuất dầu lớn thứ hai thế giới muốn tham gia vào các quá trình này, triển vọng đồng tiền chung của Nhóm các nền kinh tế mới nổi càng trở nên rõ ràng, đây là đòn giáng mạnh vào vị thế của Mỹ.

Theo Energy and Capital

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Truyện ngắn: Sau lưng ba

Truyện ngắn: Sau lưng ba

GD&TĐ - Ngồi sau lưng ba, tôi vui vẻ hát vu vơ mấy bài hát trên lớp cô giáo dạy. Ba tôi khen tôi hát hay, càng làm tôi hưng phấn rống cổ hát to hơn.