Mỹ - Philippines triển khai pháo tên lửa tầm bắn 300 km ở Biển Đông để răn đe

GD&TĐ - Theo EP ngày 4-4, ông Patrick Cronin, cựu giám đốc cao cấp về nghiên cứu chiến lược quốc gia tại Đại học Quốc phòng Hoa Kỳ, cho biết, Hệ thống pháo phản lực (HIMARS), và các tên lửa khác, hiện không chỉ dành cho các cuộc tập trận trong khu vực mà còn có thể triển khai để cải thiện khả năng răn đe các đối thủ trong khu vực. 

Pháo tên lửa đắt đỏ có tính cơ động cao
Pháo tên lửa đắt đỏ có tính cơ động cao

Giám đốc Hội đồng Tham mưu Liên quân Hoa Kỳ, Trung tướng Kenneth McKenzie cũng cảnh báo rằng, Hoa Kỳ có khả năng đánh bại các đảo nhân tạo của Trung Quốc.

Hôm 2.4, Lầu Năm Góc đã lên tiếng đảm bảo “liên minh bền vững” giữa Hoa Kỳ và Philippines, đồng thời thống nhất về việc “tăng khả năng tương tác” giữa hai quân đội. Trong cuộc họp báo chung ở Manila vào tháng 2, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói rằng: “Việc xây dựng đảo và các hoạt động quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông đe dọa chủ quyền, an ninh và sinh kế của Philippines, cũng như của Hoa Kỳ”.

Hoa Kỳ và Philippines đang thảo luận về việc lắp đặt ở Biển Đông một hệ thống tên lửa nâng cấp – nhằm chống lại sự bành trướng của Trung Quốc trong khu vực, theo SCMP.

Các chuyên gia an ninh khu vực cho biết, Washington và Manila đang hợp tác nhằm ngăn chặn việc Bắc Kinh ra sức quân sự hóa các đảo chiếm đóng phi pháp, tuy nhiên, họ vẫn chưa khép lại thỏa thuận trong việc lựa chọn Hệ thống HIMARS (High Mobility Artillery Rocket System) – là hệ thống phòng thủ đắt đỏ của nhà sản xuất Lockheed Martin.

Quân đội Hoa Kỳ và tập đoàn Lockheed Martin đã ký kết hợp đồng sản xuất trị giá 288 triệu USD với 24 hệ thống HIMARS và các thiết bị liên quan vào tháng 9, chi phí cho mỗi hệ thống gần 12 triệu USD, theo Business Insider.

Hệ thống pháo này nó có thể phóng các tên lửa tầm xa, tên lửa dẫn đường chính xác, và có thể tấn công sự hiện diện của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa – một cụm đảo, các rạn san hô và các hành lang san hô nằm gần trung tâm Biển Đông.

HIMARS là hệ thống tên lửa được thử nghiệm lần đầu tiên trong cuộc tập trận quân sự hàng năm của Mỹ – Philippines, có tên “Balikatan” năm 2016. Một hệ thống HIMARS được trang bị trên một xe tải quân đội Mỹ, có thể khởi động sáu vòng tên lửa, hoặc một tên lửa chiến thuật đất đối đất với tầm bắn tối đa 300km.

Bộ Quốc phòng Philippine đã tăng 34% ngân sách quốc phòng vào năm 2019 là 188.2 tỷ peso (3.6 tỷ USD) vào năm 2019. Về phía Hoa Kỳ, ngân sách quốc phòng “khổng lồ” cho năm 2019 là 687 tỷ USD.

Trong một bản báo cáo công bố ngày 21/3, Bộ Tham mưu đã thúc giục Hoa Kỳ triển khai HIMARS ở các nước Đông Nam Á để thể hiện sự hiện diện linh hoạt và luân phiên của quân đội Hoa Kỳ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người dân bắt cá thòi lòi bằng xà di lưới.

Nghề độc, lạ vùng Đất Mũi

GD&TĐ - Nằm nơi vị trí địa đầu Tổ quốc, Cà Mau là địa phương có nhiều đặc sản nổi tiếng và nhiều nghề độc, lạ.