Sau vụ bê bối gian lận tuyển sinh đại học ở Mỹ: Cần kiểm toán giáo dục đại học?

GD&TĐ - Trong vụ bê bối gian lận tuyển sinh ĐH, một yếu tố nổi bật là sự vắng mặt của tính xác thực về các số liệu tài chính cũng như dữ liệu tuyển sinh trong toàn hệ thống. Ông Jon Reider, cựu nhân viên tuyển sinh của ĐH Stanford giai đoạn 1985 - 2000, cho biết trên diễn đàn của The Point, có một số lượng đáng tin cậy về những khuất tất trong toàn bộ hệ thống tuyển sinh ĐH hiện nay.

Sự thiếu minh bạch thông tin của các trường ĐH chính là kẽ hở để những kẻ như William Rick lợi dụng vận hành đường dây gian lận tuyển sinh Ảnh: Edsurge
Sự thiếu minh bạch thông tin của các trường ĐH chính là kẽ hở để những kẻ như William Rick lợi dụng vận hành đường dây gian lận tuyển sinh Ảnh: Edsurge

Thường xuyên gian dối thông tin

Thật đáng ngạc nhiên khi ông Reider nói rằng trong thời gian làm công tác tuyển sinh tại ĐH Stanford, các nhân viên thường xuyên gặp phải trường hợp một ai đó bịa đặt những chi tiết quan trọng về bản thân họ, trong nỗ lực để được trúng tuyển, duy trì học bổng hay được chấp thuận đủ điều kiện vay nợ SV liên bang.

Tuy vậy, theo chuyên gia GD ĐH hàng đầu của Mỹ, ông Jeff Selingo, viết trên tờ The Atlantic: “Nhân viên tư vấn tuyển sinh không được thuê làm thám tử”. Tại một số trường ĐH ưu tú, các phần mềm ứng dụng được sử dụng để xem xét các hồ sơ trong vòng tám phút hoặc ít hơn. Cơ hội để nắm bắt các vấn đề lớn hơn là rất ít.

Mặc dù người ta có thể tin rằng, các huấn luyện viên thể thao ĐH sẽ không cố chấp nhận những ứng viên không chơi môn thể thao mà họ huấn luyện, vì điều này đồng nghĩa với việc sẽ lấy đi vị trí của một tài năng thực sự, đồng thời (về mặt lý thuyết) đe dọa cơ hội của đội tuyển thể thao về khả năng giành thắng lợi trong các cuộc giao đấu - đó là một giả định sai lầm (bao gồm cả việc làm ảnh hưởng tới cơ hội giành chiến thắng của đội tuyển, như cách mà đội tuyển bóng rổ nữ của Yale - một trong những trường ĐH có liên quan đến vụ bê bối gian lận tuyển sinh vừa qua, trong đó huấn luyện viên đã nói sai về khả năng thể thao của ứng viên - đã thể hiện trong giải đấu bóng rổ ĐH Mỹ, NCAA).

Khó chờ đợi sự trung thực

Với những lợi nhuận về tài chính thu được từ công tác tuyển sinh của các trường ĐH ưu tú, với chức năng phân loại và báo hiệu mà họ tham gia trong xã hội nhiều tầng lớp thượng lưu rộng rãi, bạn có nghĩ rằng các trường ĐH ưu tú sẽ sử dụng kiểm toán viên nội bộ để bảo đảm có các biện pháp kiểm soát tại chỗ, như Giám đốc quản lý tại ĐH Ventures, ông Ryan Craig, đã viết: “Duy trì và nâng cao lòng tin”?

Bạn sẽ sai khi nghĩ như vậy. Sau hậu quả của “Chiến dịch Varsity Blues” (mật danh mà các công tố viên liên bang đặt cho cuộc điều tra gian lận tuyển sinh ĐH), đã đến lúc các tổ chức cần thực hiện quy trình kiểm toán chặt chẽ, để hỗ trợ các nhân viên tuyển sinh và bù đắp các lỗ hổng trong hệ thống.

Đồng ý rằng kiểm toán có thể sẽ không hoàn toàn chuẩn xác. Sự hiện diện của họ cũng không có nghĩa là mọi thứ sẽ được phát hiện. Nhưng bằng cách kiểm tra xem có kiểm soát nội bộ mạnh mẽ hay không, thậm chí tiến hành thêm những biện pháp cần thiết, để phát hiện tính xác thực từ các chi tiết trên mẫu đại diện của các ứng viên được nhận mỗi năm ở các trường ưu tú, những dữ liệu thu thập được có thể rất hữu ích trong việc nắm bắt các vấn đề lớn hơn trong hệ thống GD ĐH của Mỹ.

Những vấn đề này không chỉ rõ ràng trong quá trình tuyển sinh của các tổ chức GD ĐH. Chúng cũng tồn tại trong báo cáo mà các trường cao đẳng và ĐH cung cấp cho các bảng xếp hạng như US News & World Report. Năm 2018, một số tổ chức GD, đứng đầu là Trường Kinh doanh Fox của ĐH Temple, đã bị phát hiện gửi dữ liệu không chính xác cho US News & World Report. Trong trường hợp của Temple, rõ ràng trường đã gửi dữ liệu sai lệch suốt nhiều năm, trong nỗ lực gian lận hòng chiếm vị trí cao trên cuộc đua xếp hạng.

Cần minh bạch

Những kẽ hở tạo cơ hội cho các kẻ xấu lợi dụng niềm tin vào hệ thống GD ĐH để làm điều sai trái, là một lý do tại sao nếu (và khi) các tổ chức GD ĐH bắt đầu báo cáo kết quả trung thực (và ổn định) hơn, họ nên xem xét thực hiện với quy trình kiểm toán bên ngoài, vốn phản ánh phần lớn các biện pháp kiểm soát mà Đạo luật

Sarbanes - Oxley (còn được biết đến với tên gọi Đạo luật Sarbox, là một trong những luật căn bản của nghề kế toán và kiểm toán, được Quốc hội Mỹ ban hành năm 2002 - ND) áp dụng cho các công ty giao dịch công khai.

Do nhiều người sử dụng thông tin này - từ học sinh đến nhà quản lý, để xếp hạng các báo cáo - nên có quá nhiều động cơ nhằm thao túng để không có kiểm toán viên kiểm tra kết quả được báo cáo của trường.

Tất nhiên, nếu Quốc hội thông qua Đạo luật minh bạch ĐH được đề xuất, cho phép chính phủ liên bang kết nối hồ sơ tuyển sinh GD ĐH với dữ liệu thu nhập, thì các tổ chức sẽ không gặp khó khăn khi báo cáo kết quả cụ thể. Trong đó, nhu cầu về kiểm toán viên chắn chắn sẽ giảm đi.

Nhưng nhiều trường ĐH phản đối rằng giá trị của họ đối với SV và xã hội không chỉ được đo bằng thu nhập. Kết quả là, nếu Đạo luật minh bạch ĐH - hay một thứ gì đó tương tự - trở thành luật, các trường ĐH thậm chí còn có động lực mạnh mẽ hơn để báo cáo về kết quả toàn diện hơn đối với những điều xung quanh việc học tập, hạnh phúc và sự tham gia của SV, giống như nếu các trường ĐH coi họ là phần có giá trị của kết quả tổng thể mà họ tạo ra cho SV.

Khi đặt vấn đề xem xét rằng các gia đình thượng lưu có thể trả tiền để gian lận điểm kiểm tra tiêu chuẩn đầu vào ĐH của con cái họ, một cuộc kiểm toán sẽ càng trở nên quan trọng hơn trong các bản báo cáo kết quả học tập tại các trường ĐH, nơi thậm chí còn có nhiều cơ hội hơn để tạo ra kết quả trên mọi thứ, từ các dự án và văn bản giấy tờ cho đến danh mục đầu tư và các bài kiểm tra.

Ngày nay, các trường ĐH chấp nhận tài trợ nghiên cứu liên bang thường tuân thủ yêu cầu về kiểm toán để đảm bảo sử dụng đúng các khoản tiền đó. Trước vụ bê bối gian lận tuyển sinh ĐH, những trường ĐH đó phải tự nguyện bắt đầu sử dụng kiểm toán nhiều hơn cho những phần quan trọng trong hoạt động của họ, vốn lâu nay chỉ “dựa vào niềm tin”.

Theo Edsurge

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ