Mỹ nhân sắc nước hương trời đẹp hơn cả “Tứ đại mỹ nhân” là ai?

Đối với hậu thế, Tây Thi luôn là biểu tượng sắc đẹp đứng đầu tứ đại mỹ nhân cổ đại, nhưng thực tế ai mới xứng là đệ nhất mỹ nhân?

Mỹ nhân sắc nước hương trời đẹp hơn cả “Tứ đại mỹ nhân” là ai?

Với tất cả mọi người, khi nhắc đến tứ đại mỹ nhân cổ đại ở Trung Quốc đều nhắc đến Tây Thi, Điêu Thuyền, Vương Chiêu Quân và Dương quý phi. Đây được coi là bốn mỹ nhân đẹp nhất, là thước đo chuẩn mực về cái đẹp cho phụ nữ trong thiên hạ.

Tây Thi

Với hương sắc "chim sa cá lặn", Tây Thi xứng đáng đứng đầu trong Tứ Đại Mỹ nhân thời xưa ở Trung Quốc.

Tương truyền Tây Thi đẹp đến nỗi, ngay cả khi nàng nhăn mặt cũng khiến người ta mê hồn. Khi nàng đi hái củi ở ngọn núi gần làng, những con chim ưng bay trên trời nhìn thấy Tây Thi quên mất cả vỗ cánh nên rơi xuống đất. Khi nàng giặt áo bên bờ sông, bóng nàng soi trên mặt nước sông trong suốt làm nàng thêm xinh đẹp. Cá nhìn thấy nàng, say mê đến quên bơi, dần lặn xuống đáy sông.

Vương Chiêu Quân

Vương Chiêu Quân được coi là "á hậu" trong tứ đại mỹ nhân của Trung Quốc, vẻ đẹp chỉ xếp sau Tây Thi. Nàng là một trong hai đại mỹ nhân của triều Hán. Cùng với nàng Triệu Phi Yến, Chiêu Quân đi vào lịch sử như một người đẹp có nhiều cống hiến cho hòa bình giữa người Hán và người Hung Nô.

Điêu Thuyền

My nhan sac nuoc huong troi dep hon ca “Tu dai my nhan” la ai? - Anh 1

Tứ đại mỹ nhân Trung Hoa

Điêu Thuyền là bậc quốc sắc thiên hương, khuynh nước khuynh thành, thông minh hơn người. Tương truyền suốt 3 năm sau khi nàng ra đời, tất thảy hoa đào trong thôn nàng ở không nở hoa, vì thấy hổ thẹn trước sắc đẹp của nàng. Có lần đêm khuya, nàng đi dạo thưởng trăng, Hằng Nga thấy mình không sánh nổi, vội vã trốn sau mây, vì vậy Điêu Thuyền còn được gọi là mỹ nhân bế nguyệt.

Dương Quý Phi

Dương Quý Phi, tên thật là Dương Ngọc Hoàn (719- 756), sắc đẹp tuyệt trần, tinh thông ca vũ, được hậu thế tôn vinh là một trong tứ đại mỹ nhân lịch sử Trung Hoa.

Thời Đường, khi xã hội phát triển phồn thịnh về mọi mặt, người phụ nữ được cho là đẹp, hấp dẫn thì phải tròn trịa, mập mạp. Trong thành ngữ tiếng Hoa ngày nay vẫn còn câu: Yến ốm Hoàn mập. Yến là chỉ người đẹp thời Hán: Triệu Phi Yến, Hoàn là chỉ Dương Ngọc Hoàn thời Đường.

Người được coi là đối thủ của Tứ đại mỹ nhân Trung Hoa là Mao Tưởng – ái thiếp của Việt Vương Câu Tiễn

Đứng đầu trong tứ đại mỹ nhân là Tây Thi, nhưng nếu chỉ dùng tiêu chí về nhan sắc để bình bầu có lẽ danh hiêụđệ nhất mỹ nhân cổ đại phải dành cho Mao Tường.

Trong chính sử không tìm thấy những ghi chép cụ thể chỉ biết nàng vốn là ái thiếp của Việt Vương Câu Tiễn cuối thời Xuân Thu. Trên thực tế, Mao Tường mới chính là hiện thân của cái đẹp.

Thực ra, các mỹ nhân trong tứ đại mỹ nhân hoàn toàn không chỉ đánh giá dựa trên nhan sắc mà còn dựa vào bối cảnh chính trị. Ngoài nhan sắc trời ban hơn người, những mỹ nhân này đều gánh trên vai một trọng trách chính trị của lịch sử, vì thế mà trở nên nổi tiếng với hậu thế.

Xưa nàng Tây Thi xả thân cứu nước Việt, Vương Chiêu Quân nhẫn nhịn vì đại nghĩa, Điêu Thuyền dùng mình làm mỹ nhân kế ly gián cha con Đổng Trác-Lã Bố, Dương quý phi trở thành tác nhân gây ra “An sử chi loạn”.

Mao Tường tuy nhan sắc nổi trội hơn cả, nhưng vốn là một sủng phi chỉ an phận thủ thường với cuộc sống bình yên chốn hậu cung nên ít được hậu thế biết đến và nhắc tới.

My nhan sac nuoc huong troi dep hon ca “Tu dai my nhan” la ai? - Anh 2

Ảnh minh họa Mạo Tường

Còn Tây Thi thân nữ nhi yếu đuối nhưng lập nên “kỳ tích vĩ đại”, xả thân giúp Việt diệt Ngô, đối với hậu thế nàng luôn nhận được sự đồng cảm, ngưỡng mộ và thương cảm, cuộc đời nàng gắn với một giai đoạn lịch sử vì thế luôn được quan tâm, bình luận và trở nên nổi tiếng.

Ngoài ra, có một giả thuyết cho rằng, vào cuối thời Xuân Thu, Việt Vương Câu Tiễn chính là một điển hình “anh hùng yêu mỹ nhân”, nếu Tây Thi thực tế mới là mỹ nhân đẹp nhất có lẽ Câu Tiễn đã đổi ý dùng Mao Tường thay Tây Thi đến nước Ngô làm gián điệp và những cái tên trong tứ đại mỹ nhân cổ đại có lẽ đã khác.

Theo Phụ Nữ Today

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bệnh nhân chỉ uống nước đường phèn pha chanh gừng trong 10 ngày liên tiếp rồi chuyển sang ăn tinh bột. Ảnh: BVCC

Nguy kịch do nhịn ăn gián đoạn

GD&TĐ - Theo bác sĩ ở Bệnh viện Nội tiết Trung ương, việc nhịn ăn gián đoạn và ăn uống mất cân đối không thể hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường.