Mỹ muốn Trung Quốc có hành động trước đe dọa mới từ Triều Tiên

GD&TĐ - Trong khi TT Donald Trump giữ im lặng trước mối đe dọa dừng đối thoại và khôi phục lại các hành động khiêu khích từ Bình Nhưỡng, trợ lý hàng đầu của ông cho rằng các biện pháp này của Triều Tiên “không có tác dụng” và cho rằng nó có thể “sứt mẻ niềm tin”.

Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton

Khi đề cập tới thượng đỉnh không có tuyên bố chung giữa Mỹ và Triều Tiên tại Hà Nội vừa qua, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton nói trong một cuộc phỏng vấn phát đi hôm qua (17/3) rằng  “thật không may, người Triều Tiên đã không sẵn sàng làm điều mà họ cần làm”.

Ông mô tả tuyên bố mới nhất của Bình Nhưỡng là “vô ích”.

Thứ 6 tuần trước, Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Choe Son-hui đã tuyên bố rằng chính quyền của bà sẽ chấm dứt đàm phán với Washington và trở lại với việc thử tên lửa và hạt nhân nếu Mỹ vẫn có những yêu cầu không thể chấp nhận được.

Triều Tiên muốn Mỹ dỡ bỏ một số lệnh trừng phạt cơ bản để đổi lấy việc tháo dỡ cơ sở hạt nhân Yongbyon. Tuy nhiên, TT Trump đã kêu gọi có những bước phi hạt nhân hóa cụ thể hơn trong thượng đỉnh vào cuối tháng 2 vừa qua.

Theo ông Bolton, nếu Triều Tiên quay lại với kiểu khiêu khích trước đây, “đó sẽ không phải là ý kiến hay đối với họ”

Ông Bolton cho biết rằng TT Trump muốn thấy mối đe dọa này được giải quyết thông qua các cuộc đàm phán.

“Ông ấy đưa ra một số đề xuất cho Chủ tịch Kim Jong-un. Nó vẫn chưa được thực hiện nhưng Tổng thống vẫn sẵn lòng cố gắng” – ông Bolton nói thêm.

Quan chức trên nhấn mạnh rằng Trung Quốc nên giúp đặt thêm áp lực lên Triều Tiên.

“Nói một cách thẳng thắn, họ có thể gây thêm áp lực đối với Triều Tiên: áp dụng nghiêm khắc hơn các lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc” – ông Bolton nói – “Họ kiểm soát 90% ngoại thương của Triều Tiên nên Trung Quốc có một vai trò rất quan trọng ở đây. Không nghi ngờ gì về điều này”.

Trong cuộc phỏng vấn với hãng Fox News hôm qua, quyền Chánh văn phòng Nhà trắng Mick Mulvaney cảnh báo Triều Tiên không vi phạm lòng tin.

“Khôi phục lại việc thử tên lửa sẽ được xem là một kiểu vi phạm lòng tin” – ông Mulvaney nói – “Tôi cho rằng có một hiểu biết chung rằng không có lý do gì để việc này tiếp diễn, miễn là chúng ta vẫn có các cuộc hội thoại. Và các cuộc hội thoại vẫn tiếp tục”.

Theo Yonhap

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Truyền cảm hứng

GD&TĐ - Lịch sử là môn học góp phần giúp học sinh hình thành nhân cách, nhân sinh quan cũng như lòng yêu nước, ý thức xây dựng, bảo vệ Tổ quốc...
Chuyên gia đào tạo chia sẻ với học sinh Trường THCS Thành Công.

Cha mẹ hạnh phúc, con thành công

GD&TĐ - Chuyên đề Cha mẹ hạnh phúc, con thành công với góc nhìn mới, tầm quan trọng của "tam giác vàng" gia đình - trẻ em - thầy cô với sự phát triển của trẻ.