Mỹ lo Niger biến thành Ukraine mới

GD&TĐ - Một góc nhìn từ phương Tây do Viện Chính sách đối ngoại (Mỹ) cho rằng, không nên sử dụng biện pháp quân sự để biến Niger trở thành “Ukraine mới”.

Mỹ lo Niger biến thành Ukraine mới

Bài viết trên trang web của “Viện Chính sách đối ngoại” Mỹ (Foreign Policy Institute - FPI) cho biết, sau cuộc đảo chính ở quốc gia Tây Phi Niger, ECOWAS (Cộng đồng Kinh tế Tây Phi) đã lên tiếng cảnh báo về khả năng can thiệp quân sự chống lại chính quyền mới của nhà nước do phe quân sự lãnh đạo.

Bài viết cho biết, với dân số hơn 26 triệu người, Niger là một ví dụ đầy hứa hẹn về một nền dân chủ non trẻ trong khu vực.

Quốc gia này có vị trí chiến lược mang tính quyết định đối với các cường quốc phương Tây trong cuộc chiến chống khủng bố.

Hiện nay, có khoảng 1000 lính Mỹ đang đóng quân ở đất nước Tây Phi này, còn Pháp, cũng có một căn cứ quân sự riêng ở Niger.

Bài báo của FPI đã đưa ra những điểm tương đồng đầy thách thức giữa nền dân chủ và sự hiện diện của quân đội nước ngoài.

Tình hình ở quốc gia châu Phi này hiện nay là vô cùng khó khăn. Bất chấp sáu mươi năm độc lập và bán hàng tỷ dollars tài nguyên thiên nhiên, phần lớn dân số vẫn sống trong cảnh nghèo đói cùng cực.

Tình cảm chống Pháp nổi lên, xuất phát từ sự ủng hộ của Pháp đối với các chính quyền tham nhũng, chỉ mang lại đau khổ cho người dân chúng, mà người dân vô cùng căm ghét.

FPI nhấn mạnh, trong bối cảnh đó, nhiều người châu Phi đang chuyển sang Nga, quốc gia mà họ coi là “một đồng minh đáng tin cậy hơn” nhờ sự hỗ trợ của nước này trong thời kỳ phi thực dân hóa, đối lập với cách tiếp cận không nhất quán của các nước phương Tây trong các vấn đề quốc tế.

Bài viết của Viện Chính sách đối ngoại cho biết, trong nội bộ ECOWAS cũng đang không có sự thống nhất về phương án quân sự, bởi Mali và Burkina Faso cực lực phản đối một kịch bản như vậy, do lo ngại chiến sự sẽ lan rộng khắp châu Phi, khiến châu lục này ngày càng trở nên nghèo đói.

Các chuyên gia của FPI khuyến cáo rằng, để thực sự khôi phục lòng tin và sự tin cậy của người dân Tây Phi, ECOWAS phải hiểu thực tế chính trị mới hiện nay ở một số quốc gia thành viên và đi theo một hướng tiếp cận khác với phương Tây, thì mới có hy vọng giải quyết được vấn đề này.

Theo bài báo, thay vì trở thành công cụ trong tay các cường quốc phương Tây và các tổng thống châu Phi lo ngại trở thành nạn nhân của các cuộc đảo chính, xuất phát từ sự quản lý yếu kém ở đất nước của họ, ECOWAS nên ưu tiên đối thoại và các cách tiếp cận hòa bình ở Niger.

Viện Chính sách đối ngoại nhấn mạnh, “Cộng đồng Kinh tế Tây Phi” cần phải tự đặt câu hỏi là “ai sẽ được hưởng lợi từ sự can thiệp quân sự” vào đất nước này? Liệu đã hết phương án đối thoại hay chưa? Hay sử dụng vũ lực có phải là giải pháp tối ưu hay không?

Theo bài báo của FPI, các nước phương Tây không nên nóng vội thúc đẩy ECOWAS tiến hành chiến dịch quân sự ở Niger bởi rất dễ khiến quốc gia này sa vào một cuộc nội chiến mới phức tạp hơn.

Một số phe nhóm chính trị và vũ trang ở Niger có cảm tình với Nga và được Moscow ủng hộ, nên việc phương Tây thúc đẩy một cuộc chiến ở Niger sẽ rất dễ biến nước này thành “một Ukraine mới”, với phe thân Nga, thân phương Tây, khiến cả châu Phi lại biến thành một lò lửa mới.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.