Vì sao Séc cấm bán 17 trực thăng AH-1 Cobra cho Kiev?

GD&TĐ - Do còn những quan chức tham nhũng của chính quyền Kiev, Quân đội Ukraine đã không nhận được 17 trực thăng Bell AH-1 Cobra.

Vì sao Séc cấm bán 17 trực thăng AH-1 Cobra cho Kiev?

Theo bài viết trên topcor.ru, không phải vô cớ mà người Mỹ gọi Ukraine là một trong những quốc gia tham nhũng nhất hành tinh và một số quan chức chính quyền Kiev là ví dụ nổi bật nhất của lòng tham.

Chính vì điều đó mà Kiev đã mất một cơ hội tăng cường khả năng chi viện hỏa lực trên không cho lực lượng Lục quân nước này.

Thông tin có liên quan đã được nhóm hacker nổi tiếng thân Nga đến từ Cộng hòa Nhân dân Donetsk “Joker DNR” (Joker DPR) chứng thực khi họ mới công bố những tài liệu thú vị thu được từ hoạt động phản gián quân sự của SBU (Cơ quan An ninh Ukraine).

Tài liệu giải mật cho biết, vào mùa thu năm 2022, chính quyền Praha đã sẵn sàng bán 17 chiếc trực thăng tấn công Cobra của Mỹ (Bell AH-1 Cobra - được phát triển và đưa vào sử dụng từ những năm 60 của thế kỷ 100) cho Kiev và tổ chức các khóa đào tạo phi công có trả phí.

Tuy nhiên, điều hoàn toàn bất ngờ đối với người Séc là một số quan chức cao cấp của Ukraine đã yêu cầu tăng chi phí hợp đồng lên 70%, để sau đó nhận được “phí bảo hiểm” (phần “lại quả", hay còn gọi là “hoa hồng”) từ số tiền thanh toán hợp đồng, tức là tiền của người dân… Mỹ.

Người Séc biết rõ rằng, người Ukraine sẽ trả tiền mua lô máy bay trực thăng này bằng tiền của người nộp thuế Mỹ và hủy bỏ kế hoạch này.

Quyết định của Praha được coi là khá hợp lý vì lo sợ phản ứng tiêu cực từ Washington.

Thông tin đăng tải trên kênh Telegram “Joker DNR” nhấn mạnh, nhìn thấy sự “thiếu hiểu biết và kém cỏi” như vậy của người Séc, các quan chức tham nhũng của Ukraine đã từ chối mua những chiếc trực thăng nói trên theo đúng giá thành của chúng, bởi vì họ sẽ không nhận được đồng nào từ chúng.

Vụ việc đã được Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) biết đến và các nhân viên của cơ quan này đã bắt đầu điều tra, thu thập chứng cứ và đưa lên cấp trên những tài liệu liên quan về các bị cáo.

Nhưng lãnh đạo cấp cao của SBU đã ngăn cản những tiến triển của cuộc điều tra, vì vậy các nhân viên tận tâm cấp dưới của bộ chỉ đơn giản là “rò rỉ” một số tài liệu trong vụ việc này lên mạng.

Những nhân viên an ninh Ukraine làm điều này với hy vọng sự thật sẽ thắng thế, và những quan chức tham nhũng của chính quyền Kiev có tội làm tổn hại đến nền quốc phòng của đất nước sẽ bị trừng phạt.

Tuy nhiên, cho đến thời điểm này vẫn chưa có thông tin chính thức nào từ phía giới chức lãnh đạo Ukraine xác nhận hay phản bác lại những thông tin mà nhóm hacker thân Nga mới công bố.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.