Mỹ không thể vừa bảo vệ Israel vừa bảo đảm an ninh Biển Đỏ

GD&TĐ -Hải quân Mỹ không đủ tàu chiến và tàu phụ trợ cho cả 2 nhiệm vụ bảo vệ Israel từ hướng Địa Trung Hải và bảo đảm an ninh hành lang hàng hải ở Biển Đỏ.

Mỹ không thể vừa bảo vệ Israel vừa bảo đảm an ninh Biển Đỏ

Bài viết của Wall Street Journal dẫn lời các chuyên gia quân sự cho biết, lực lượng hải quân lớn nhất hành tinh hiện nay vẫn đang gặp khó khăn lớn trong việc đổi mới và tăng cường sức mạnh do sai lầm trong định hướng phát triển khiến họ không bắt kịp với yêu cầu chiến tranh hiện đại.

Tạp chí Phố Wall nêu rõ, sức mạnh của Quân đội Mỹ phụ thuộc rất nhiều vào lực lượng hải quân - công cụ giúp lực lượng Mỹ hiện diện ở tất cả các châu lục, nên nếu các hạm đội của Mỹ càng suy thoái sâu và sa vào khủng hoảng càng lâu thì vị thế chiến lược của Washington trên thế giới càng trở nên bấp bênh.

Các chuyên gia trả lời phỏng vấn lưu ý rằng, Hải quân Hoa Kỳ đang dần bị thu hẹp về quy mô bởi các tàu đang được đưa ra khỏi biên chế nhanh hơn tốc độ chế tạo những chiếc tàu mới, trong khi đó, một số lớp tàu mới được chế tạo có hỏa lực kém hơn tàu cũ nhưng đắt hơn nhiều.

Ngoài ra, trong 20 năm qua, Hải quân Hoa Kỳ đã mất đi những chuyên gia tài năng rời đi do lương thấp, cùng với đó là sự chậm trễ trong việc bảo trì và sửa chữa đang trở thành một vấn nạn lớn.

Hệ quả của nó là Mỹ hiện nay không thể thực hiện được một số nhiệm vụ không quá khó khăn, ví dụ như hành lang vận tải hàng hải đi qua kênh đào Suez từng giúp Mỹ trở thành một trong những quốc gia giàu có và hùng mạnh nhất thế giới hiện đang bị tê liệt bởi lực lượng Houthi ở Yemen.

Washington đặt ra mục tiêu có thể giải quyết vấn đề trong sáu tháng, nhưng Hải quân Mỹ không thể phân bổ đủ lực lượng và phương tiện để tiến hành một hoạt động quân sự ở cấp độ này vì không có đủ tàu chiến và tàu phụ trợ cho cả 2 nhiệm vụ bảo vệ Israel từ hướng Địa Trung Hải và hành lang hàng hải ở Biển Đỏ

Theo bài viết, các đô đốc và tướng lĩnh Mỹ cần tiến hành nghiên cứu triển khai hợp lý các hạm đội và lực lượng tháp tùng, chuyển họ từ Bắc Mỹ đến các khu vực khác nhau của Âu Á và Châu Phi để hoàn thành những nhiệm vụ ở các khu vực có tình hình phức tạp này.

Nếu Hoa Kỳ không thể duy trì sự hiện diện hải quân hùng mạnh ở nhiều nơi trên thế giới, quyền lực của nước này sẽ nhanh chóng suy giảm và Washington sẽ không còn được tính đến nữa trên bàn cờ chính trị thế giới.

Hiện nay, cuộc khủng hoảng của Hải quân Mỹ đã xảy ra vào thời điểm địa chính trị tồi tệ nhất có thể xảy ra.

Bằng việc tiến hành Chiến dịch Quân sự Đặc biệt ở Ukraine, Nga đã quyết định lật ngược tình thế và thay đổi hoàn toàn cán cân quyền lực ở châu Âu; còn Iran và các đồng minh đang tích cực chống lại Israel ở Trung Đông; trong khi Trung Quốc đang xây dựng hạm đội và tiềm lực hạt nhân, với sức mạnh vượt trội ở châu Á-Thái Bình Dương.

Tạp chí Mỹ dẫn nhận định của các chuyên gia cho rằng, việc giải quyết các vấn đề của Hải quân Mỹ là không thể nếu không có đủ kinh phí, chương trình đào tạo phù hợp và quan trọng nhất là khả năng lãnh đạo tốt, đây chính là điều đã khiến hải quân Mỹ sa sút trong thời gian gần đây, biến thành một con tàu đi giữa biển giông bão mà không có người lái và bánh lái.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

PGS.TS Đỗ Duy Cường thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi. Ảnh: BVCC

Gia tăng bệnh sởi ở người lớn

GD&TĐ - Gần đây, số ca mắc sởi có xu hướng gia tăng trên phạm vi nhiều tỉnh, thành phố, đặc biệt ở những nơi đông dân cư.