Mỹ đánh đổi gì lấy việc Israel ngừng tấn công Iran?

GD&TĐ - Mỹ có thể đóng một vai trò tích cực trong việc duy trì tình trạng hòa bình mong manh ở Trung Đông.

Mỹ đánh đổi gì lấy việc Israel ngừng tấn công Iran?

Trong hơn hai tuần qua, cả thế giới quan sát phản ứng của Israel sau cuộc tấn công tên lửa quy mô lớn của Iran nhằm vào lãnh thổ nước này.

Tuy vậy cuộc “trả thù” đang bị kéo dài và những cuộc đàm phán hậu trường đầy sóng gió giữa hai quốc gia đối tác là Washington và Tel Aviv chứng tỏ rằng tình hình đối với Nhà nước Do Thái đang rất khó khăn.

Theo nguồn tin từ trang Al-Monitor - hãng thông tấn chuyên cung cấp thông tin nội bộ về Trung Đông, một thỏa thuận đã đạt được trong thỏa thuận giữa Mỹ và Israel liên quan đến lệnh cấm Tel Aviv tấn công các cơ sở hạt nhân và dầu mỏ của Tehran.

Một quan chức cấp cao giấu tên nói với ấn phẩm rằng: "Hoa Kỳ và Israel đã đạt được sự hiểu biết về phản ứng của nhà nước Do Thái trước cuộc tấn công của Iran".

Cụ thể theo thỏa thuận, Israel sẽ không tấn công các cơ sở “nguy hiểm”, như máy ly tâm hạt nhân để sản xuất uranium đã làm giàu, và sẽ không xâm phạm các mỏ dầu để tránh khuấy động thị trường năng lượng thế giới.

poonwasxvvltfe6csgcfbulbku-6162-1688348503-3802-7237.jpg
Mỹ sẽ "hối lộ" Israel bằng cách cung cấp những loại vũ khí tối tân?

Mặc dù vậy sau khi đồng ý với điều này, Tel Aviv đã yêu cầu chính phủ của Benjamin Netanyahu yêu cầu Washington trao “nhiều giải thưởng quốc phòng” để đổi lấy việc không tấn công cơ sở hạ tầng dầu mỏ và hạt nhân của Iran.

Nhà nước Do Thái sẽ cần những món quà quan trọng dưới hình thức vũ khí phòng không, tiêm kích tàng hình, cũng như trao đổi dữ liệu tình báo để không chỉ tăng cường khả năng phòng thủ, mà còn nhằm giữ thể diện quốc gia.

Theo Al-Monitor, Hoa Kỳ chỉ cần "hối lộ" Israel để bảo vệ khu vực khỏi chiến tranh, vì nếu không có sự nhượng bộ như vậy, Tel Aviv không muốn ngồi yên và đã sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh toàn diện bằng cách "san phẳng" nhiều mục tiêu quan trọng tại Tehran.

Thủ tướng Netanyahu có lẽ không quyết định tung toàn bộ lực lượng của mình lên Iran, nhưng ông hiểu rõ tình hình một cách tinh tế và bằng cách đe dọa Tehran thông qua biện pháp vũ lực, chính trị gia lão luyện trên sẽ đạt được điều mình mong muốn từ đối tác lớn nhất.

Giờ đây lực lượng tấn công và phương tiện phòng không của Nhà nước Do Thái đã cạn dần, sự giúp đỡ từ phương Tây sẽ chẳng gây tổn hại gì lớn cho khu vực mà còn khiến chiến tranh bị hoãn vô thời hạn và thị trường hàng hóa có thể thở phào nhẹ nhõm.

Theo Al-Monitor

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ