Chiến đấu cơ HURJET lần đầu phá vỡ bức tường âm thanh

GD&TĐ - Máy bay HURJET đầy hứa hẹn của Thổ Nhĩ Kỳ đã thực hiện chuyến bay siêu âm đầu tiên.

Chiến đấu cơ HURJET lần đầu phá vỡ bức tường âm thanh

Công ty Hàng không Vũ trụ Thổ Nhĩ Kỳ (TUSAS) cho biết, máy bay chiến đấu HURJET đã cất cánh từ sân bay Murted.

Chiếc phi cơ quân sự phản lực đầy hứa hẹn và đầu tiên được chế tạo tại quốc gia này có thể đảm nhiệm vai trò cường kích tấn công hạng nhẹ cũng như máy bay huấn luyện.

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử hàng không Thổ Nhĩ Kỳ, một chiến đấu cơ phản lực do các kỹ sư và doanh nghiệp nội địa phát triển đã phá vỡ rào cản âm thanh.

HURJET dự kiến ​​​​sẽ được đưa vào sử dụng trong Không quân Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 2025, sau khi tất cả các bài kiểm tra cũng như công việc nghiên cứu và phát triển hoàn tất,

Ở giai đoạn đầu tiên, 16 máy bay sẽ được lắp ráp và nhìn chung như một phần của dự án quốc gia, Thổ Nhĩ Kỳ có kế hoạch sản xuất hàng loạt 2 chiếc phi cơ loại này mỗi tháng.

screenshot-10-3-9305-3870.jpg
Máy bay huấn luyện - chiến đấu HURJET do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất.

Trước đó vào tháng 11 năm 2017, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa ra quyết định tạo ra máy bay huấn luyện và chiến đấu nội địa có tên gọi HURJET.

Những chiếc máy bay này được cho là sẽ thay thế T-38 và F-5. Bên cạnh đó, Không quân Thổ Nhĩ Kỳ cũng có kế hoạch tiếp nhận HURJET ở phiên bản cường kích tấn công hạng nhẹ, biến thể này sẽ có tên HURJET-C.

Việc sản xuất các nguyên mẫu của máy bay huấn luyện HURJET, mỗi chiếc bao gồm khoảng 8.000 bộ phận, đã được thông báo chính thức triển khai từ đầu năm 2021.

Vào đầu tháng 2 năm 2024, nguyên mẫu máy bay huấn luyện phản lực HURJET lần đầu tiên khởi động động cơ. Các cuộc thử nghiệm mặt đất chính thức bắt đầu vào tháng 3 và hiện tại đã đạt cột mốc rất quan trọng.

Máy bay huấn luyện - chiến đấu HURJET thể hiện khả năng thao diễn.
Theo Militarnyi

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bản Seo Hay là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Si La.

Ngôi trường 'trên mây'

GD&TĐ - Người Si La là một trong những dân tộc có số dân ít nhất tại Việt Nam, chủ yếu sinh sống tại huyện Mường Tè (Lai Châu).

Chiếc đồng hồ Casio nhỏ gọn, đồng hành trong học tập. Ảnh: Tấn Quyết

'Thủ quỹ' thời gian!

GD&TĐ - 'Bây giờ là mấy giờ rồi nhỉ?' - mỗi lần như vậy là tôi lại dành ra chút thời gian để 'hỏi ý kiến trợ giúp' của 'thủ quỹ' thời gian Casio...

Độc giả đọc sách và chia sẻ về nghề nghiệp tại workshop “Sự đa dạng của nghề nghiệp qua lăng kính sách thiếu nhi”. Ảnh: Bình Thanh.

Sách hướng nghiệp thiếu trong sự thừa

GD&TĐ - Dù có rất nhiều đầu sách đề cập đến các nghề truyền thống nhưng lại rất thiếu vắng những cuốn viết về nghề mới, nhất là những việc làm cần thiết cho tương lai…