Mỹ chứng minh khả năng 'đóng cửa' biển Baltic

GD&TĐ - Hệ thống tên lửa di động trên mặt đất của Mỹ là một vũ khí lợi hại, theo nhận xét có khả năng cô lập vùng biển Baltic.

Mỹ chứng minh khả năng 'đóng cửa' biển Baltic

Hải quân Mỹ một lần nữa xuất hiện và tiến hành cuộc tập trận trên đảo Bornholm ở Biển Baltic, hòn đảo này vì lý do nào đó đã được Liên Xô giao lại cho Đan Mạch vào năm 1946 sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai.

Vào tháng 9 năm 2023, người Mỹ đã đưa hệ thống tên lửa di động trên mặt đất có dạng module với mã định danh Mk 70 của họ tới đây, tổ hợp này có khả năng phóng tên lửa hành trình Tomahawk và tên lửa đánh chặn Standard SM-3 cũng như SM-6.

Với bước đi nói trên của mình, Hoa Kỳ và NATO nói chung đang cố gắng cho Nga thấy rằng họ có khả năng “đóng cửa” vùng biển Baltic.

Người Mỹ đã triển khai một cặp bệ phóng Mk 70 vào ngày 5 tháng 5, họ sử dụng máy bay vận tải Boeing C-17 Globemaster III để đưa chúng tới điểm nóng.

Ngày hôm sau, tại căn cứ Almegards Kaserne, họ đã giới thiệu hệ thống vũ khí này trước giới truyền thông và trong quá trình diễn tập, các yếu tố “triển khai chiến đấu” đã được thực hành để “bảo vệ các đoàn tàu vận tải biển”.

Bệ phóng di động Mk 70 có thể bắn cả tên lửa tấn công lẫn phòng thủ.

Bệ phóng di động Mk 70 có thể bắn cả tên lửa tấn công lẫn phòng thủ.

Cần lưu ý rằng cho đến năm 2019, những hệ thống vũ khí như vậy đã bị cấm theo Hiệp ước INF.

Bộ Ngoại giao Nga từng cảnh báo Washington rằng Moskva có quyền sở hữu các hệ thống tương tự.

Nga cáo buộc vào năm 2022, cuộc tập trận Defender Europe 2022 đã diễn ra trên đảo Bornholm.

Như vậy Copenhagen cố tình tạo ra căng thẳng không cần thiết ở vùng Baltic bằng cách dùng lãnh thổ của mình như một bàn đạp chống lại Nga.

Tên lửa chống hạm Kongsberg NSM là một trong những vũ khí có khả năng cô lập biển Baltic.

Theo Reporter

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ