Mỹ vẫn thường điều động những chiến đấu cơ đầy uy lực để phô trương sức mạnh trong những thời điểm căng thẳng quan hệ với Triều Tiên. Các máy bay ném bom B-1B từng được điều tới Hàn Quốc nhiều lần trong năm nay để phản ứng các vụ phóng tên lửa của Bình Nhưỡng. Chúng cũng từng xuất hiện sau cái chết tháng trước của sinh viên Mỹ từng bị Triều Tiên bắt rồi thả về trong tình trạng hôn mê.
Bay tốc độ cao, tải trọng vũ khí lớn
Bộ quốc phòng Mỹ lên kế hoạch dùng chiến đấu cơ B1-B để tấn công Triều Tiên nếu Bình Nhưỡng tấn công căn cứ quân sự nước này trên đảo Guam. Đây là chiến đấu cơ ném bom hạng nặng, 3 tháng gần đây, nguy cơ xung đột leo thang cao, B-1B thường xuyên thực hiện thao tác chiến trận. Hiện Không lực Mỹ có 6 máy bay triển khai tại Guam. Mỹ không chọn siêu tàng hình B-2 vì phòng không Triều Tiên không quá mạnh, chiến đấu cơ mang được nhiều bom cỡ lớn mà B-2 không thể, tốc độ chiến đấu của động cơ cao hơn nhiều so với pháo đài bay B-52, đây cũng là chiến đấu cơ bán tàng hình cơ động có thể dễ dàng vượt qua tên lửa SAM-3 của Triều Tiên.
Khi chiến tranh xảy ra, chiến đấu cùng phi cơ ném bom hạt nhân B-1B có máy bay tác chiến điện tử, máy bay tiếp nhiên liệu trên không, chiến đấu cơ do thám vệ tinh, máy bay không người lái…Chi phí để hoạt động B-1B cũng tương đối rẻ. Đây là chiến đấu cơ có chiều dài 44,5 m, cánh dài 41,8 m, cao 10,4 m, diện tích cánh 181 m2, trọng lượng 87.100 kg, trọng lượng cất cánh tối đa 216.400 kg, trọng tải vũ khí 56.700 kg. Đây là máy bay có buồng lái hiện đại, hệ thống radar điện tử, bay cao tối đa 18 km, tầm bay 11.999 km, tốc độ đạt 1,25 vận tốc âm thanh.
Khả năng tàng hình cao, di chuyển dài
Phi cơ có khả năng tàng hình tốt |
B-1B Lancer là chiến đấu cơ phiên bản mới nhất của B-1B, là máy bay ném bom chiến lược siêu thanh cánh cụp cánh xòe của Không quân Mỹ, sử dụng 04 động cơ phản lực General Electric F101-GE-102, tốc độ bay tối đa lên đến 1.448 km/h và có khả năng mang tên lửa hành trình AGM-86B và tên lửa tấn công tầm ngắn AGM-69 cùng nhiều loại bom khác.
Hiện tại, Không quân Mỹ đang sở hữu 67 chiếc Lancer, số máy bay này dự kiến sẽ hoạt động đến năm 2025. Phiên bản B-1A được phát triển vào đầu năm 1970, nhưng việc sản xuất hàng loạt đã bị hủy bỏ và chỉ có bốn nguyên mẫu được chế tạo. Năm 1980, dự án B-1 lại được để ý đến do nó được phát hiện có khả năng đánh bom xâm nhập thấp chớp nhoáng. B-1B đã được phê duyệt và bắt đầu phục vụ trong Không quân Hoa Kỳ vào năm 1986.
Các máy bay B-1B đầu tiên đã bắt đầu phục vụ trong Không quân Hoa Kỳ như là một kiểu máy bay ném bom hạt nhân chiến lược tốc độ cao. Vào những năm 1990, nó đã được chuyển đổi sang sử dụng ném bom thông thường. B-1 được sử dụng trong chiến đấu lần đầu tiên năm 1998 trong chiến dịch Cáo sa mạc. Nó tiếp tục hỗ trợ quân đội Mỹ và NATO ở Afghanistan và Iraq.
Trong suốt quá trình hoạt động của mình thì các chỉ trích B-1 không thiếu với hơn ba thập niên bị phê phán trước khi tìm được cách khắc phục. Khi được nhận vào phục vụ thì bánh răng dùng để hạ cánh của máy bay bị nứt, động cơ của máy bay bị rò rỉ nhiên liệu và trong một số trường hợp rơi luôn ra khỏi máy bay. Các còi báo động động cơ gặp trục trặc tự nhiên kêu gào thảm thiết dù chẳng có gì xảy ra. Ra đa địa hình cho hình ảnh sai lệch cũng như không tương thích với hệ thống vũ khí mới. Máy bay được cho là có một số khả năng tàng hình, có nghĩa là khó phát hiện ra bởi radar. Nhưng hãng Thompson nói: "Bất kỳ radar tốt có thể theo dõi nó.
Về hệ thống điện tử: B-1B Lancer được trang bị radar quét mạng pha điện tử thụ động AN/APQ-164, radar này được trang bị bộ vi xử lý có khả năng lái chùm tia điện tử nhằm giảm khả năng bị phát hiện. Bên cạnh đó, radar còn có khả năng thiết lập khẩu độ tổng hợp để lập bản đồ số mặt đất với độ phân giải cao.
Bên cạnh đó B-1B Lancer còn được trang bị máy thu cảnh báo radar và gây nhiễu AN/ALQ-161A. Hệ thống này bao gồm 8 hệ thống bắn pháo sáng gây nhiễu AN/ALE-49. B-1B còn có hệ thống ngụy trang kéo theo ALE-50. Nhờ các biện pháp hỗ trợ điện tử, B-1B Lancer có độ bộc lộ radar và hồng ngoại tương đối thấp. Diện tích phản hồi radar của B-1B ước tính khoảng 2,4 m2. Máy bay này còn được trang bị hệ thống dẫn hướng quán tính tiên tiến cùng hệ thống định vị vệ tinh hiện đại.
Theo Không quân Mỹ, để thực hiện chuyến bay kéo dài kỷ lục với điểm xúat phát từ đảo Guam thực hiện tuần tra Biển Đông, máy bay B-1B Lancer đã bay liên tiếp trong khoảng 10 giờ đồng hồ và vượt qua quãng đường khoảng 12.000km.Trong hành trình của mình, máy bay B-1B đã được tiếp nhiên liệu trên không 3 lần, trong đó 2 lần để thực hiện hành trình và một lần trước khi thực hiện phối hợp tuần tra chung với Hải quân nước này. Không quân Mỹ cho biết, đây là chuyến bay kéo dài kỷ lục của B-1B. Gần đây, B-1B đã được nâng cấp để trang bị tên lửa chống hạm tầm xa LRASM. B-1B đã phóng thành công tên lửa LRASM tiêu diệt mục tiêu giả định vào tháng 06/2013. Chương trình nâng cấp này sẽ mang lại một sức mạnh mới cho B-1B trong việc thống trị các đại dương xa xôi.
Theo The Aviationist, việc triển khai B-1B Lancer đến đảo Guam có thể giúp quân đội Mỹ trong việc răn đe CHDCND Triều Tiên. Bên cạnh đó, B-1B còn tham gia nhiều sứ mệnh khác trong khu vực, bao gồm hỗ trợ huấn luyện vùng lân cận Úc.
Theo hãng tin AP đầu tháng 8, cùng với việc điều động hai máy bay ném bom tới bán đảo Triều Tiên, Mỹ cũng tuyên bố đã thử nghiệm thành công hệ thống lá chắn tên lửa THAAD của họ ở vùng Alaska. Hai máy bay ném bom B-1 được các chiến đấu cơ của Hàn Quốc hộ tống trong lúc phô diễn sức mạnh ở khu vực không phận phía trên một căn cứ không quân gần thủ đô Seoul của Hàn Quốc, sau đó bay trở lại căn cứ không quân Andersen ở đảo Guam.
Thông báo của lực lượng không quân Mỹ ở Thái Bình Dương cho biết sứ mệnh của hai chiếc B-1 lần này là nhằm phản ứng với hai vụ thử ICBM của Triều Tiên trong tháng 7. Các thông tin phân tích về dữ liệu bay của tên lửa trong lần thử ICBM thứ hai của Triều Tiên đêm 28-7 cho thấy, một phần diện tích lớn hơn thuộc lục địa Mỹ, trong đó có cả Los Angeles và Chicago, giờ đã có thể rơi vào tầm ngắm của tên lửa Triều Tiên.
Tướng Terrence J. O"Shaughnessy, tư lệnh chỉ huy lực lượng không quân Mỹ ở Thái Bình Dương cho biết: “Triều Tiên hiện là nguy cơ bức thiết nhất với sự ổn định khu vực. Ngoại giao vẫn là ưu tiên hàng đầu, tuy nhiên trách nhiệm của chúng tôi với đất nước cũng như với các đồng minh là chứng tỏ cam kết không gì lay chuyển trong khi trù tính tới viễn cảnh tồi tệ nhất”. Tướng Terrence J. O"Shaughnessy nói: “Nếu được huy động, chúng tôi sẵn sàng phản ứng với sức mạnh lấn át, mau chóng và quyết tử tại thời điểm và vị trí theo lựa chọn của chúng tôi”.
Hôm 6/8, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ H.R. McMaster đưa ra viễn cảnh "chiến tranh phủ đầu" với Triều Tiên như một lựa chọn chính sách của Mỹ. Theo ông, phương án này sẽ là cú đánh đột ngột vào hạ tầng quân sự của Triều Tiên, khiến khả năng tấn công của Bình Nhưỡng sụt giảm. Nhược điểm của chiến lược này là có thể đoán trước. Triều Tiên sở hữu tên lửa ngầm khắp cả nước, khoảng 8.000 khẩu pháo và đài bắn tên lửa gần khu vực phi quân sự, và kho vũ khí có khả năng bắn 300.000 quả pháo phản công về phía Nam trong giờ đầu tiên nếu Bình Nhưỡng bị tấn công. Vì vậy, không "cú đánh đột ngột" nào có thể khiến Kim Jong Un thất thế hoàn toàn, và sự trả đũa của nhà lãnh đạo Triều Tiên gần như chắc chắn sẽ rất tàn khốc.
Các phương án tấn công của Mỹ
Dùng tên lửa Tomahawk bắn hạ tên lửa Triều Tiên
Một cuộc đánh chặn tên lửa Triều Tiên chỉ là một trong nhiều kịch bản mà các chuyên gia quân sự nói có thể xảy ra trong một cuộc xung đột leo thang giữa Mỹ - Triều trong vài tuần hoặc vài tháng tới. Khi có lệnh của Tổng tư lệnh Trump, máy bay Mỹ sẽ cất cánh hoặc phóng các tên lửa hành trình Tomahawk từ một khu trục hạm ở gần bán đảo Triều Tiên. Các tên lửa này sẽ bay với vận tốc tối đa gần 900 km/giờ tới căn cứ tên lửa Triều Tiên.
Những việc xảy ra sau đó là sự sốt ruột ở cơ quan chỉ huy Mỹ, nơi từ lâu xem chuyện đánh Triều Tiên là giải pháp cuối cùng nếu như các nỗ lực ngoại giao thất bại. Nếu ra lệnh đánh phủ đầu Triều Tiên, ông Trump sẽ phải đánh cược rằng chỉ một đợt phóng Tomahawk đủ buộc ông Kim Jong-un phải chấp nhận cắt giảm kho vũ khí , đồng thời phải rút khỏi việc đối đầu với Mỹ và các nước châu Á. Nhưng các quan chức quân đội Mỹ lo ngại ông Kim Jong-un sẽ hiểu sai đòn tấn công này và xem đó là đợt tấn công đầu tiên vào Bình Nhưỡng. Từ đó, vị lãnh đạo Triều Tiên lệnh nã pháo hoặc phóng tên lửa quy ước đến hai thủ đô của Nhật Bản và Hàn Quốc. Hoặc ông Kim có thể ra lệnh quân đội vượt qua khu phi giới tuyến phi quân sự (DMZ) ngăn cách hai miền Triều - Hàn.
Một giải pháp ít nguy hiểm hơn là Mỹ có thể dùng hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) ở đảo Guam để bắn hạ bất kỳ tên lửa Triều Tiên. Hành động này có thể được bào chữa là phòng thủ, nhưng uy tín của THAAD sẽ bị giảm nếu bắn hụt tên lửa Triều Tiên.
Tấn công bằng tên lửa hạt nhân
Nếu Triều Tiên tấn công trước, có thể là phóng nhiều tên lửa vào căn cứ quân sự Mỹ ở đảo Guam, ông Trump sẽ quyết định cách phản ứng trước việc này. Trong Phòng tình hình ở Nhà Trắng, vị Tổng thống Mỹ có thể ra lệnh tấn công tổng lực vào kho vũ khí hạt nhân và hạm đội tên lửa Triều Tiên.
Kịch bản tấn công bất ngờ này có thể bắt đầu như kịch bản chỉ một lần đánh, nhưng lớn hơn việc phóng Tomahawk từ hàng chục khu trục hạm thả neo ở cả hai phía bán đảo Triều Tiên, phá toàn bộ các vị trí tên lửa ở Triều Tiên. Cùng lúc, chiến đấu cơ từ căn cứ không quân Andersen ở đảo Guam, ở Nhật Bản và trên các tàu sân bay trong khu vực sẽ cất cánh, chấp nhận nguy cơ bị súng phòng không Triều Tiên bắn hạ và nỗ lực phá hủy các cơ sở vũ khí của Triều Tiên được cho là giấu trong những pháo đài ngầm. Các máy bay ném bom tàng hình (được tiếp nhiên liệu giữa trời) cũng có thể cất cánh từ Mỹ.
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ William Perry (thời Tổng thống Bill Clinton) từng xét kế hoạch phá hủy một lò phản ứng hạt nhân của Triều Tiên hồi năm 1994, nói vũ khí Triều Tiên hiện được bảo vệ rất kỹ. Ông nói: “Chúng tôi đã phải giả định Triều Tiên đánh Hàn Quốc, và nếu họ nã pháo vào Seoul, họ có thể giết hàng chục ngàn dân trước khi chúng tôi có thể chặn họ. Lúc đó, cái giá phải trả quá cao, nhưng cái giá phải trả hiện nay còn hơn thế nữa”. Các quan chức quân sự Mỹ rất lo ngại việc không thể “phát hiện, xác định và kết thúc” toàn bộ số vũ khí hạt nhân và tên lửa Triều Tiên. Chưa kể nguy cơ lớn là Triều Tiên giấu một hoặc nhiều tên lửa gắn đầu đạn có thể tấn công hạt nhân vào Mỹ hoặc các đồng minh của Mỹ. Hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ phải lo bắn hạ các tên lửa này. THAAD ở Hàn Quốc có thể được dùng để bảo vệ nước này. Còn tên lửa Triều Tiên phóng vào lãnh thổ Mỹ có thể bị chặn bằng hệ thống tên lửa đánh chặn trên mặt đất (GMD) đặt ở các bang Alaska và California. Tuy nhiên, khả năng của GMD khá thất thường, dù cuộc phóng thử gần đây nhất hồi tháng 5 được báo cáo là thành công.
Chiến tranh tổng lực
Các chuyên gia quân sự Mỹ nói rằng mối lo ngại chính là hai kịch bản đầu có thể gây ra chiến tranh tổng lực trên bán đảo Triều Tiên. Lúc đó, ông Trump phải chọn kịch bản quân sự khác hơn, đó là dần dần triển khai quân đội cho một cuộc xâm chiếm Triều Tiên.
Kế hoạch chuẩn bị chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên OPLAN 5027 của quân đội Mỹ là triển khai một nửa lực lượng hải quân Mỹ và hơn 1.000 máy bay tại khu vực trong 90 ngày. Kế hoạch này bắt đầu bằng việc sơ tán 200.000 người Mỹ và đồng minh ở Hàn Quốc. Công tác này là một nỗ lực hậu cần lớn, cũng là thời gian cho các nỗ lực ngoại giao, hoặc chờ xem sự trừng phạt kinh tế có tác động đến hành vi của Triều Tiên hay không.
Cùng lúc, tàu chiến Mỹ từ Hawaii và các nơi khác bắt đầu di chuyển đến bán đảo Triều Tiên. Quân đội cũng triển khai thêm pháo, radar và các phương tiện khác. Sự hiện diện quân sự Mỹ sẽ tăng cao, điều chưa hề có kể sau lần Tổng thống Mỹ George Bush "cha" đưa hơn nửa triệu quân đến Trung Đông hồi năm 1990. Việc triển khai quân như thế sẽ mất yếu tố bất ngờ nhưng là tín hiệu cảnh báo ông Kim Jong-un chớ nên tấn công trước. Nó cũng giúp Tổng thống Mỹ có một giải pháp hạn chế, trong lúc nỗ lực khuyên bảo Triều Tiên chớ hung hăng, cũng như tạo ưu thế cho Mỹ trên chiến trường.
Nhưng các quan chức quân sự Mỹ lo ngại rằng ông Kim Jong-un cũng có thể tranh thủ thời gian Mỹ triển khai quân để di chuyển tên lửa tầm xa quanh Triều Tiên, khiến Mỹ khó đánh úp. Ông Kim Jong-un cũng có thể diễn giải việc Mỹ triển khai quân là để lật đổ chế độ của ông, điều dẫn đến viễn cảnh ông sẽ tấn công trước bằng vũ khí quy ước hoặc vũ khí hạt nhân. Và nếu chiến tranh tổng lực trên bán đảo Triều Tiên kéo dài, các quan chức quân sự Mỹ nói rằng hậu quả sẽ tàn khốc, hàng trăm ngàn người chết ngay cả khi không dùng đến vũ khí hạt nhân. Ngoài phương án trên, Washington tiến hành chiến tranh mạng, chiến tranh điện tử chống chương trình tên lửa Triều Tiên hay áp dụng các biện pháp bí mật để “thay đổi chế độ” Bình Nhưỡng, gồm ám sát ông Kim Jong-un. Nhưng khả năng ám sát rất khó thực hiện.