Muốn thân thiết với mẹ nhưng câu trả lời của bà làm tôi chưng hửng

GD&TĐ - Mẹ tôi đang ngồi trong vườn, nhìn chằm chằm vào tách trà của mình.Tôi đứng rất gần, muốn thu hút sự chú ý của mẹ nhưng từ "mẹ" cứ dính trong cổ họng. Tôi không thường xuyên gọi “mẹ”.

Muốn thân thiết với mẹ nhưng câu trả lời của bà làm tôi chưng hửng

Kể từ khi tôi rời nhà cách đây 15 năm, mối quan hệ giữa mẹ và tôi ngày càng trở nên tồi tệ. Trong nhận thức muộn màng, tôi biết điều đó không ổn nhưng phải mất nhiều năm điều trị tâm lý, tôi mới nhận ra điều đó.

Thực tế, tôi và mẹ không thích nhau lắm. Chúng tôi không ghét nhau. Chúng tôi chỉ luôn tỏ thái độ thờ ơ với nhau.

Hồi nhỏ, tôi có đủ điều kiện để trở thành một đứa trẻ hạnh phúc. Nhưng mẹ và tôi chưa bao giờ có được sự gần gũi như những gì tôi thấy trong các mối quan hệ giữa bạn bè tôi và mẹ của họ.

Họ cùng đi mua sắm hoặc tâm sự chuyện bí mật. Họ kể cho nhau nghe mọi điều về cuộc sống của họ. Một lần tôi cố gắng hỏi mẹ về những năm tháng tuổi teen của bà, mẹ bảo: “Tốt hơn hết là con nên bận tâm việc riêng của mình”.

Tôi lớn lên và cố gắng rời nhà sớm nhất có thể, gặp người chồng hiện tại của tôi ở trường đại học. Anh ấy nhanh chóng trở thành tri kỷ, người bạn tâm giao và người hỗ trợ tinh thần cho tôi.

Tôi không thể nhớ lần cuối cùng tôi và mẹ ôm nhau là khi nào, điều đó khiến tôi quặn lòng. Tôi từng nghĩ, mẹ sẽ là người cuối cùng tôi tìm đến trong cơn khủng hoảng. Mẹ chắc chắn cũng sẽ là người cuối cùng mà tôi chia sẻ những câu chuyện khó nói. Nhưng việc tôi không có mối quan hệ thân thiết với mẹ đã khiến những người bạn trở nên gần gũi với tôi hơn.

Tôi vẫn đến thăm mẹ, dù không thường xuyên. Tôi làm điều đó không phải để nhìn thấy mẹ, thành thật mà nói, tôi đến vì muốn hàng xóm và bạn bè của mẹ ghi nhận việc làm của mình.

Vài năm gần đây, trước khi tôi nhận ra mình không còn quan tâm việc người ngoài nghĩ gì, tôi đã gọi cho mẹ và hỏi liệu chúng tôi có thể giải quyết mâu thuẫn được không. Câu trả lời của mẹ làm tôi chưng hửng: “Chúng ta có gì để giải quyết đâu nhỉ?”.

Tôi đã ngừng làm phiền mẹ từ giây phút đó. Bây giờ, mối quan tâm chính của tôi là giải thích cho mọi người tại sao tôi không gặp mẹ thường xuyên. Và tôi cảm thấy có lỗi vì không thực sự có một lý do đủ chính đáng. Bố mẹ tôi chưa ly hôn (bố tôi đã mất cách đây vài năm), không có tranh chấp tài sản, nhưng tôi và mẹ vẫn không thể hòa hợp.

Với tôi, Ngày của Mẹ là một cơn ác mộng. Tôi cố gắng tìm những lời chúc phù hợp nhất trên mạng để gửi cho mẹ kèm một bó hoa, nhưng tôi lại chẳng thể gửi đi. Một vài người bạn giúp tôi bằng cách gợi ý: "Tại sao bạn không đặt một dịch vụ spa vào cuối tuần và đến cùng mẹ?".

Theo họ, đó là một giải pháp hữu ích. Nhưng tôi không làm thế nào thực hiện được kế hoạch đó khi nghĩ đến phản ứng hờ hững của mẹ. Ngay cả việc mẹ đồng ý, tôi cũng sẽ cảm thấy rất khó thích nghi.

Chồng tôi đưa ra một giải pháp: “Tại sao em và mẹ không tìm chuyên gia tư vấn? Điều này sẽ tốt cho cả hai mẹ con. Anh nghĩ mối quan hệ ruột thịt cần được hàn gắn trước khi quá muộn”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh Hà Nội biểu diễn nghệ thuật chào mừng ngày giải phóng Thủ đô. Ảnh minh họa ITN.

Vở kịch đặc biệt

GD&TĐ - Vào tiết sinh hoạt của tuần trước, khi cô giáo chưa bước vào, lớp trưởng Linh lên bục giảng và thông báo thông tin quan trọng.

Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Hành lý tình yêu

GD&TĐ - Một lá thư thông báo nhập học vào Trường Sư phạm Linshui đang lấp lánh, như những ngôi sao nhỏ soi sáng con đường giáo dục tương lai của tôi.

Anh xích lô tên Tiến ở phố cổ Hà Nội giúp tác giả Nguyễn Vân Hậu (ngồi trên xich lô) tìm lại ký ức năm xưa. Ảnh: NVCC.

Thức dậy tình yêu Hà Nội

GD&TĐ - 'Hà Nội & Tôi' là cuộc thi do Tạp chí Người Hà Nội tổ chức, mừng 70 năm giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024).