Muốn không bị nhiễm bệnh, chớ mang điện thoại vào phòng vệ sinh

GD&TĐ - Duyệt điện thoại khi ngồi trong nhà vệ sinh đã trở thành thói quen hàng ngày của rất nhiều người hiện nay. Tuy nhiên, các chuyên gia đang cảnh báo rằng, thời gian ngắn ngủi khi bạn dùng điện thoại trong phòng vệ sinh sẽ khiến bạn có nguy cơ bị lây nhiễm nhiều bệnh tật.  

Muốn không bị nhiễm bệnh, chớ mang điện thoại vào phòng vệ sinh

Bệ toilet hiển nhiên là một trong những nơi bẩn nhất trong nhà nhưng đó không phải là thủ phạm chính trong phòng tắm có thể gây bệnh.

Tiến sĩ Paul Matewele – nhà vi sinh vật học ở Đại học Metropolitan ở London cho rằng chính chiếc điện thoại mới đặc biệt nguy hiểm bởi vì chúng ta mang nó theo khắp nơi.

Việc sử dụng điện thoại thường xuyên mà không thận trọng sẽ khiến nó tiếp xúc với những khu vực có nguy cơ gây bệnh cao như phòng tắm và bàn ăn.

“Bệ toilet, tay nắm cửa, bồn rửa, vòi nước… đều có rất nhiều các mầm bệnh như E.coli và có thể gây nhiễm trùng đường tiểu, bệnh đường ruột, bệnh hô hấp, tiêu chảy…” – tiến sĩ Matewele nói.

Để ngăn ngừa sự lây lan của vi trùng, tốt nhất chúng ta nên để điện thoại di động trong túi của bạn – nơi không có sự lây nhiễm.

Trong trường hợp bạn cần phải mang điện theo, bạn nhớ rửa tay sạch trước và sau khi vào phòng vệ sinh.

“Điều quan trọng là cần tập thói quen rửa tay thường xuyên và đảm bảo giữ các bền mặt quan trọng như tay nắm cửa, điện thoại… càng sạch càng tốt” – nhà sinh vật học Sally Bloomfield của Diễn đàn Khoa học quốc gia về Vệ sinh gia đình của Australia cho biết.

Bà cũng chỉ ra rằng cho những người dùng điện thoại rằng virus cúm sẽ chết trong vòng vài phút sau khi ra khỏi cơ thể người, nhưng norovirus (nhóm virus gây tiêu chảy, nôn mửa và đau bụng) có thể sống vài tuần trên các bề mặt khô như điện thoại di động.

Theo Yahoo News

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người dân bắt cá thòi lòi bằng xà di lưới.

Nghề độc, lạ vùng Đất Mũi

GD&TĐ - Nằm nơi vị trí địa đầu Tổ quốc, Cà Mau là địa phương có nhiều đặc sản nổi tiếng và nhiều nghề độc, lạ.