Có câu chuyện được ghi chép lại từ cuốn “Duyệt vi thảo đường bút ký” như sau:
Ở 1 làng quê nọ có 1 gia đình nuôi lơn. Con lợn này thật kì lạ, mỗi lần nhìn thấy người hàng xóm tên là Vương thì đều nhảy lên, điên cuồng hò hét, chỉ muốn xông ra đuổi cắn ông ta. Nhưng gặp bất kể người nào khác trong làng thì nó đều rất bình thường.
Vương lúc đầu cảm thấy vô cùng giận dữ và khó hiểu. Có lúc tức giận quá ông ta định mua con lợn đó về giết thịt cho hả giận. Không lâu sau, ông Vương lại nghĩ: “Liệu đây có phải là do kết duyên oán thù từ kiếp trước giống như bên nhà Phật thường hay giảng không? Trên thế gian này, không có thù oán nào là không thể giải được!”
Nghĩ đi nghĩ lại, Vương liền mua con lợn ấy về nuôi dưỡng, chăm sóc mà không hề giết thịt hay bán cho ai đến khi nó chết 1 cách tự nhiên. Lạ thay từ ngày ông Vương nuôi dưỡng con lợn ấy, nó không hề thể hiện thái độ hung hãn như trước đây nữa.
Nói một câu nói tốt như hoa sen khai nở, nói một câu nói xấu như rắn độc nhe nanh.
Nhà rộng không bằng tấm lòng rộng. Tiền nhiều không chắc đã vui, tâm không tham cầu mới là cội nguồn an lạc.
Tâm chứa điều tốt, miệng nói lời hay, thân làm điều thiện nghĩa – đó là người tốt.
Tâm thường mang điều thiện giải, bao dung, cảm ơn, biết đủ – đó là tích phúc.
Tâm thuận, vạn sự thuận, khoan dung đối đãi người cũng chính là khoan dung chính mình.
Việc tốt thì phải làm, thị phi thì phải bỏ, thành tựu cho người khác chính là thành tựu cho mình. Có thể tiêu trừ phiền não, đó là trí huệ; có thể mang tình yêu đem cho, đó là phúc.
Đừng vì việc ác nhỏ mà làm, đừng vì việc thiện nhỏ mà bỏ. Việc khó làm, muốn làm ắt được, việc khó bỏ, muốn bỏ sẽ buông. Việc khó làm, làm được mới thăng hoa.
Người có hiếu nhất là người hạnh phúc nhất. Làm người thì phải biết phúc, tích phúc và tạo phúc. Một người vui vẻ không phải vì có có đủ đầy mọi thứ, mà vì họ ít kỳ kèo so đo.