Mùa Hè xanh: Xây quê hương, đất nước

GD&TĐ - Kết thúc năm học 2023 - 2024, nhiều đoàn viên, thanh niên, sinh viên khoác lên mình áo xanh tình nguyện, hăm hở đến vùng đất mới...

Gần 1.000 sinh viên tình nguyện tham gia Lễ ra quân chiến dịch “Mùa hè xanh 2024”, ngày 15/7. Ảnh: HUST.
Gần 1.000 sinh viên tình nguyện tham gia Lễ ra quân chiến dịch “Mùa hè xanh 2024”, ngày 15/7. Ảnh: HUST.

ThS Vũ Hồng Phúc - Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2: Tự nguyện đóng góp sức lực, trí tuệ

Năm nay, chiến dịch Mùa hè xanh của Đoàn Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 tập trung vào một số hoạt động trọng tâm như: Tổ chức các lớp học tình nguyện; dạy phụ đạo cho học sinh vùng có hoàn cảnh khó khăn; hỗ trợ học sinh được bảo trợ cấp THCS, THPT một số môn như: Toán, Tiếng Anh, Ngữ văn.

xay que huong dat nuoc (2).jpg
ThS Vũ Hồng Phúc.

Ngoài ra, sau mỗi giờ lên lớp, sinh viên tình nguyện dạy kèm múa, hát, vẽ và rèn luyện kỹ năng mềm, công nghệ thông tin, tổ chức các hoạt động thể dục thể thao cho các em. Các đội hình Mùa hè xanh còn tham gia xây dựng công trình như: Nhà văn hóa, sân chơi, đường làng, ngõ xóm, vẽ tranh tường bích hoạ... Bên cạnh đó, sinh viên tình nguyện tổ chức hoạt động dọn dẹp vệ sinh môi trường, trồng cây xanh, tuyên truyền về bảo vệ môi trường…

Điểm mới của chiến dịch Mùa hè xanh năm nay là Đoàn Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 tập trung vào các hoạt động liên kết, với mục tiêu phát triển bền vững. Trong đó, chú trọng đến hoạt động xoá đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Mặt khác, áp dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số như: Sử dụng các ứng dụng, phần mềm để quản lý, theo dõi và đánh giá hiệu quả các hoạt động; nhập liệu thông tin để quản lý người dân trong khu vực, hỗ trợ thanh niên và nhân dân địa phương chuyển đổi số.

Đồng thời, chú trọng các hoạt động chung sức vì cộng đồng như: Khuyến khích người dân, thanh thiếu niên địa phương cùng tham gia vào hoạt động của mùa hè xanh. Qua các hoạt động tình nguyện, đoàn viên, thanh niên, sinh viên nhà trường không chỉ giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, mà còn rèn luyện kỹ năng sống cần thiết như: Làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, giao tiếp, thích nghi với môi trường mới. Đây là điều cần thiết đối với sinh viên sư phạm – những thầy, cô giáo tương lai.

TS Trương Công Tuấn - Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, ĐH Bách khoa Hà Nội: Mang sức trẻ đến các tỉnh, thành

xay que huong dat nuoc (3).jpg
TS Trương Công Tuấn.

Bên cạnh các hoạt động truyền thông như: Xây dựng công trình thanh niên, hỗ trợ người dân, chính quyền địa phương, thăm hỏi, động viên gia đình chính sách, trẻ em nghèo vượt khó, Đoàn Thanh niên ĐH Bách khoa Hà Nội tập trung xây dựng những lớp học STEM, tiếng Anh, kỹ năng sống cũng như tuyên truyền về bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu học, THCS tại các địa điểm diễn ra chiến dịch.

Triển khai hoạt động STEM sẽ làm mới hoạt động tình nguyện của sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội, thể hiện thế mạnh, điểm riêng của đơn vị trong lĩnh vực STEM, giúp học sinh tăng thêm niềm đam mê đối với khoa học.

Theo đó, Đoàn Thanh niên ĐH Bách khoa Hà Nội phối hợp một số đơn vị xây dựng giáo án, mượn học liệu cho các lớp học STEM. Tổ chức 22 lớp học STEM, tiếng Anh, kỹ năng sống với các chủ đề như: Lập trình Scratch, Vật lý, Hóa học, khoa học thường thức, môi trường, kỹ năng phòng tránh đuối nước, tệ nạn xã hội. Các tình nguyện viên của ĐH Bách khoa Hà Nội đã có những bài giảng sinh động, thú vị cho hơn 1.000 học sinh tại các địa phương.

Năm nay, Đoàn Thanh niên ĐH Bách khoa Hà Nội phối hợp với Quỹ Vì tương lai xanh, tập đoàn Vingroup thực hiện các công trình thanh niên và tổ chức tuyên truyền về bảo vệ môi trường, nhằm lan tỏa lối sống xanh, bền vững cho đồng bào vùng khó khăn trên mọi miền Tổ quốc.

Dưới sự hỗ trợ của quỹ, các tình nguyện viên ĐH Bách khoa Hà Nội đã dựng được 7,5 km đèn đường năng lượng mặt trời, với 137 cột đèn tại 5 xã thuộc 2 tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang; trồng 700 cây xanh, xây dựng 2 sân chơi cho thiếu nhi, vẽ tranh bích họa, dựng con đường cờ Tổ quốc, sử dụng lốp xe cũ để làm các thông điệp, đem lại nhiều lợi ích cho người dân địa phương.

Khoác lên mình áo xanh tình nguyện, các bạn đem sức trẻ tới những miền quê, với khát vọng cống hiến xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp. Trước mắt, giúp làm đẹp cảnh quan, cải tạo môi trường sống, đem kiến thức truyền đạt tới học sinh để có thêm đam mê học tập và khám phá.

Có thể nói, các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng đã thể hiện khát vọng, tinh thần cống hiến của đoàn viên, thanh niên ĐH Bách khoa Hà Nội. Qua đó cho thấy, sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội không chỉ học giỏi, đam mê sáng tạo, nghiên cứu khoa học mà còn biết yêu thương, giúp đỡ và chia sẻ khó khăn với cộng đồng.

TS Phan Thu Trang - Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Trường ĐH Thương mại (Hà Nội): Rèn khả năng thích nghi

89c2fc4d-abf5-4181-b416-7b73689a4e25.jpg
TS Phan Thu Trang.

Mùa hè xanh là một trong những hoạt động hè ý nghĩa với đoàn viên thanh niên, sinh viên. Mục tiêu chung là đem sức trẻ, lòng quyết tâm và tinh thần tình nguyện đến cộng đồng.

Theo đó, nhiều công trình, phần việc đã góp phần hỗ trợ công tác an sinh xã hội trên mọi miền Tổ quốc, đặc biệt vùng sâu xa, đồng bào dân tộc thiểu số. Chính vì vậy, Trường ĐH Thương mại hy vọng, thanh niên, sinh viên luôn sẵn sàng cho hoạt động này.

Tinh thần luôn được ưu tiên hàng đầu là “Nhập gia tùy tục”; bởi đi tình nguyện là tới những vùng đất sâu xa, khó khăn cả vật chất lẫn tinh thần. Vì vậy, sinh viên cần sớm làm quen với môi trường mới và luôn có tinh thần vững chãi, sẵn sàng thích nghi với sự mới mẻ.

Tiếp đến, cần xây dựng tinh thần đồng đội. Khi chiến dịch Mùa hè xanh diễn ra, một cá nhân tốt, góp phần quan trọng vào hoàn thành nhiệm vụ. Khi có tinh thần hợp sức, chắc chắn mọi việc sẽ được giải quyết nhanh chóng và hoàn hảo hơn. Sự hợp lực của toàn đội giúp cho công tác tình nguyện thực hiện nhanh hơn, đồng thời phát triển cả về chất và lượng các công việc cộng đồng.

Đầu tư về bản thân là điều chúng tôi mong muốn sinh viên có được khi tham gia chiến dịch Mùa hè xanh. Theo đó, sinh viên cần chủ động trau dồi kiến thức cơ bản nhất về việc sơ cấp cứu khi gặp nạn, hay các kỹ năng sinh tồn, nhất là khi tham gia chuyến đi dài ngày, tới những vùng sâu xa.

Ngoài, ra điều chúng tôi mong muốn là, đoàn viên, sinh viên đầu tư thêm kiến thức về nội trợ. Một bữa ăn có thể do một hoặc nhiều người thực hiện, nhưng nếu sinh viên có kiến thức về lĩnh vực này sẽ giúp bữa ăn hoàn thiện hơn cả về lượng và chất.

“Thông qua chương trình Mùa hè xanh, tôi mong sinh viên nâng cao ý thức trách nhiệm xã hội; từ đó hiểu rõ hơn về những khó khăn của cộng đồng, thực tế cuộc sống, để trân trọng những thứ mình đã và đang có, xây dựng tinh thần cống hiến của tuổi trẻ và tự nguyện đóng góp sức lực, trí tuệ của mình nhằm xây dựng xã hội tốt đẹp hơn”, ThS Vũ Hồng Phúc nhắn nhủ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.